Người Hà Tĩnh giữ gìn truyền thống gói bánh chưng xanh trong dịp tết cổ truyền

(Baohatinh.vn) - Trong nhịp sống hiện đại, nhiều gia đình ở Hà Tĩnh vẫn giữ gìn phong tục gói bánh chưng xanh dâng lên ông bà tổ tiên trong lễ cúng giao thừa.

Người Hà Tĩnh giữ gìn truyền thống gói bánh chưng xanh trong dịp tết cổ truyền

Theo truyền thống, nhiều gia đình ở Hà Tĩnh ngày nay vẫn dành một góc vườn để trồng lá dong phục vụ việc gói bánh chưng ngày tết.

Ông Bùi Vĩnh Thụ (58 tuổi, thôn Minh Hương, xã Trung Lộc, Can Lộc) cho biết: “Nhiều năm nay, mặc dù mỗi dịp tết ở các cửa hàng, người ta vẫn bày bán bánh chưng, tuy nhiên gia đình tôi vẫn đều đặn tự gói bánh dâng lên bàn thờ tổ tiên. Bởi, đối với tôi, việc gói bánh chưng ngày tết không chỉ là truyền thống văn hóa của dân tộc mà còn gắn với những ký ức ngày tết của tuổi thơ”.

Người Hà Tĩnh giữ gìn truyền thống gói bánh chưng xanh trong dịp tết cổ truyền

Ông Bùi Vĩnh Thụ (Can Lộc) hái lá dong chuẩn bị gói bánh chưng dịp tết Tân Sửu 2021

Ông Bùi Vĩnh Thụ sinh ra trong một gia đình đông con (gồm 5 anh chị em), bố là bộ đội chống Pháp mất sớm vì bạo bệnh năm 1968. Tuổi thơ của ông đầy ắp những ký ức về sự tảo tần của người mẹ khi phải một mình lặn lội nuôi 5 anh chị em. Trong đó, kỷ niệm về nồi bánh chưng ngày tết luôn khiến ông thổn thức.

Ông Thụ kể: “Tết của những ngày khi đất nước còn khó khăn đối với chúng tôi, bánh chưng là một món quà đặc biệt. Tôi nhớ mãi những lúc 5 anh chị em ngồi quây quần bên bếp lửa thức suốt cả đêm để chờ mẹ luộc bánh chưng. Ngoài dăm ba chiếc bánh mẹ cố công dành dụm gói được để dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên, bàn thờ cha, mẹ còn gói cho chúng tôi mỗi đứa một chiếc bánh nhỏ (gọi là con rò) để được thưởng thức trước”.

Người Hà Tĩnh giữ gìn truyền thống gói bánh chưng xanh trong dịp tết cổ truyền

Với ông Bùi Vĩnh Thụ, nồi bánh chưng ngày tết gắn với nhiều kỷ niệm tuổi thơ nghèo khó

Luôn duy trì việc tự gói bánh chưng ngày tết, nhiều năm nay, gia đình ông Thụ còn dành hẳn một góc vườn để trồng cây lá dong. Ông Thụ nói: Chăm sóc cây lá dong quanh năm, đến lúc thấy nó xanh tốt là biết tết cận kề. Nghĩ về tết là nhớ đến nồi bánh chưng, nhớ đến cha mẹ, ông bà ngày xưa…

Dù sống ngay trong làng Khổng Yên - nơi có cơ sở làm bánh gai, bánh chưng nổi tiếng ở thị trấn Đức Thọ nhưng đối với ông Đinh Quang Lân (68 tuổi, tổ dân phố Đại Nghĩa), công việc gói bánh chưng vẫn được gia đình tự làm mỗi dịp tết.

Ông Lân chia sẻ: “Với gia đình tôi, ngoài việc tự mình làm những chiếc bánh để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, ông bà thì đó còn là lúc con cháu quây quần trò chuyện về năm cũ và nói chuyện năm mới bên nồi bánh chưng. Đó là những khoảnh khắc vô cùng ấm cúng và ý nghĩa”.

Người Hà Tĩnh giữ gìn truyền thống gói bánh chưng xanh trong dịp tết cổ truyền

Con cháu quây quần bên ông bà trong lúc gói bánh chưng ngày tết có ý nghĩa lớn đối với nhiều gia đình. Trong ảnh: Một gia đình ở Lộc Hà gói bánh chưng dịp tết năm 2020.

Ông Lân có 4 người con (3 trai, 1 gái) nay đã trưởng thành và có gia đình riêng. Mỗi dịp xuân về, ngoài người con trai đầu lập nghiệp ở TP Hồ Chí Minh không về được thường xuyên thì 3 người còn lại đang sinh sống ở TP Hà Tĩnh đều cùng với cả gia đình về nhà bố mẹ ăn tết. Ngày 30 tết năm nào cũng vậy, toàn bộ con cháu được “huy động” chia việc, mỗi người chuẩn bị một công đoạn, rồi cùng nhau quây quần gói bánh, nấu bánh.

“Tôi nghĩ, ông cha ta từ xưa sinh ra phong tục ngày tết gói bánh chưng dâng lên bàn thờ tổ tiên không chỉ mang ý nghĩa tri ân trời đất, tổ tiên mà còn muốn nhắc nhở về sự đùm bọc, yêu thương, chia sẻ trong mỗi gia đình, dòng tộc, làng xóm… Vì thế, tôi luôn nhắc nhở con cháu dù cuộc sống nhiều thay đổi nhưng phải giữ nét đẹp văn hóa này của ông cha” - ông Lân cho hay.

Người Hà Tĩnh giữ gìn truyền thống gói bánh chưng xanh trong dịp tết cổ truyền

Bánh chưng dâng lên tổ tiên ngày tết là nét truyền thống văn hóa của người Việt. Ảnh: Internet

Dù tết thời hiện đại đã “dịch vụ hóa” phần lớn sản phẩm nhưng hầu khắp các vùng quê của Hà Tĩnh, nhiều gia đình vẫn giữ truyền thống tổ chức gói bánh chưng. Tết đang đến rất gần, từ không khí chộn rộn lo nồi bánh chưng đến sự ấm cúng sum vầy trong mỗi gia đình.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.