Người gìn giữ hương vị tết cổ truyền ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Coi việc sản xuất hương trầm như cách gìn giữ văn hóa truyền thống, vợ chồng chị Phan Thị Phương và anh Nguyễn Công Túc ở thôn Vĩnh Cát (xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã “sống” với nghề này hơn 20 năm nay.

Người gìn giữ hương vị tết cổ truyền ở Hà Tĩnh

Chị Phan Thị Phương cùng con trai sản xuất hương trầm phục vụ tết Nguyên đán

Trong khi nhiều cơ sở chỉ đơn thuần sản xuất hương thẻ bằng máy mà không mấy mặn mà với hương trầm thủ công phục vụ tết Nguyên đán thì cơ sở sản xuất hương Trạng Nguyên của gia đình anh chị Phương Túc vẫn duy trì đều đặn loại hương này mỗi năm.

Chị Phương chia sẻ: “Chúng tôi bén duyên với nghề làm hương hàng hóa từ năm 2000. Đó là khoảng thời gian vợ chồng tôi mới cưới nhau và lập nghiệp. Tuy nhiên, ngoài công thức và cách làm hương mới chúng tôi phải đi học thì việc làm hương trầm tết, tôi học được từ gia đình mình từ khi còn nhỏ”.

Người gìn giữ hương vị tết cổ truyền ở Hà Tĩnh

Hương trầm được làm từ rễ cây hương bài, loài cây mọc khá phổ biến ở các vùng đồi, núi ở Hà Tĩnh. Ảnh: Internet

Sinh ra trong gia đình có bố mẹ là công nhân Nông trường Thạch Ngọc, từ nhỏ, chị Phương đã quen với vườn đồi, cây cỏ. Chị nhớ mãi về những cái tết ở khu tập thể nông trường thời bao cấp, khi thực phẩm và các đồ dùng ngày tết chỉ được cấp phát qua tem, phiếu. Vì thế, ngày đó, mỗi dịp vào tháng Chạp, chị em chị Phương lại cùng bố lên các ngọn đồi ở nông trường để tìm cây hương bài về làm hương trầm.

Vốn tính ham học hỏi nên chị đã luôn có mặt cùng bố ở mọi công đoạn làm hương trầm, như: cắt rễ hương bài, phơi khô, giã bột, pha chế, làm chu và cuốn hương… Vì vậy mà sau này, mọi công đoạn của việc làm hương trầm chị đều thông thạo.

Người gìn giữ hương vị tết cổ truyền ở Hà Tĩnh

Hương trầm của cơ sở Trạng Nguyên của chị Phương và anh Túc hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên.

Anh Nguyễn Công Túc (chồng chị Phương) cho biết: “So với làm hương thẻ thì làm hương trầm khá vất vả. Ngoài việc phải cuốn hương thủ công, chúng tôi phải chuẩn bị các khâu trong suốt cả năm, như: tháng 2-3, phải chuẩn bị nguyên liệu bột hương; tháng 5-7 là lúc thời tiết nắng nhiều thì chuẩn bị mua tre vót chu (lõi) phơi khô; tháng 10 lo cắt giấy để chuẩn bị cuốn… Công việc tuy vất vả nhưng chúng tôi hạnh phúc vì nhiều khách hàng nói rằng, nhờ có hương trầm của chúng tôi, không khí tết thêm ý nghĩa”.

Theo chị Phương, để hương cháy trọn vẹn thì khâu khó nhất là chuẩn bị chu nhưng để hương thơm đúng mùi lại đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong việc chọn lựa nguyên liệu và cách pha chế. Thành phần chính của hương trầm tết hoàn toàn tự nhiên. Trong đó, nguyên liệu chính là rễ cây hương bài. Trước đây, vợ chồng chị thu mua rễ cây này từ một số người dân địa phương, sau đó tự chế thành bột. Tuy nhiên, khi sản phẩm có uy tín và sản xuất ngày càng nhiều, vợ chồng chị Phương phải nhập từ một cơ sở lớn ở TP Vinh (Nghệ An). Để có nguyên liệu đạt yêu cầu, chị Phương phải đích thân ra tận nơi, chọn rễ hương bài rồi tự mình xay mang về.

Người gìn giữ hương vị tết cổ truyền ở Hà Tĩnh

Năm nay, cơ sở của chị Phan Thị Phương sản xuất 1,3 vạn búp hương cỡ thường và 6.000 cây hương trầm cỡ đại phục vụ tết Nguyên đán Tân Sửu.

Chị Phương thông tin: “Để hương thơm thì rễ cây hương bài phải loại đủ tuổi 2-3 năm, cắt gốc sát phần rễ, phơi được nắng. Ngoài ra, các loại dược liệu khác như: quế, hồi, bột bã mía… cũng phải lựa chọn loại chất lượng, pha chế tỷ lệ phù hợp”.

Dịp tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, cơ sở hương Trạng Nguyên của gia đình chị Phương sản xuất 1,3 vạn búp hương trầm (loại mỗi búp 9 cây cỡ 50-60 cm) và 6.000 cây hương cỡ đại (loại cao 1,3m). Đến thời điểm này, số hàng trên đã được khách hàng đặt hết. Hiện, gia đình anh chị tranh thủ cuốn thêm khoảng 2.000 búp hương để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Người gìn giữ hương vị tết cổ truyền ở Hà Tĩnh

Khách hàng đến lấy hương từ cơ sở Trạng Nguyên về phân phối ra thị trường

Ông Trần Ngọc Sơn (thị trấn Tây Sơn, Hương Sơn) cho biết: “Tôi biết đến sản phẩm hương trầm của cơ sở Trạng Nguyên hơn 10 năm nay. Từ đó đến nay, mỗi dịp tết, tôi lại gọi điện cho cơ sở để đặt hàng. Ngoài mua về dùng, tôi còn phân phối cho bà con quanh vùng. Hương trầm của cơ sở này không chỉ có hương thơm đặc trưng của tết mà thành phần hoàn toàn tự nhiên nên chúng tôi rất yên tâm”.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Bằng thủ pháp nghệ thuật điểm xuyết chấm phá, đấng tạo hóa điểm thêm lên miền duyên hải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những điểm nhấn thẩm mỹ say đắm lòng người...
Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, ngành Du lịch Hà Tĩnh đang triển khai 3 mũi chiến lược là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông thôn và du lịch biển với những chuyển động mới nhiều hứa hẹn.
Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Thị trấn Tiên Điền - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử đang rạng rỡ trong những kết quả của hành trình xây dựng đô thị văn minh, phát triển xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).