Giới khoa học Nam Phi gợi ý phun khí “che mờ” Mặt Trời, ngăn hạn hán

Các nhà khoa học Nam Phi đã đề xuất phương án “che” Mặt Trời vĩnh viễn để cứu quốc gia khỏi những đợt nắng nóng khô hạn chết người.

Giới khoa học Nam Phi gợi ý phun khí “che mờ” Mặt Trời, ngăn hạn hán

Nguy cơ về một cuộc khủng hoảng khô hạn tại thủ đô Nam Phi sẽ tăng gấp ba lần tính tới năm 2100. Ảnh: Alamy Stock Photo

Theo báo Anh The Sun, kế hoạch này bao gồm việc bơm một lượng lớn khí vào bầu khí quyển phía trên thủ đô Cape Town để duy trì nguồn cung cấp nước địa phương. Các nhà khoa học tại Đại học Cape Town hy vọng kế hoạch này sẽ giúp thành phố giảm thiểu đáng kể nguy cơ khủng hoảng nước.

Nỗi lo ngại về “Day Zero” (Ngày số 0), thời điểm thành phố không đủ nước dùng cho mọi người, đã tồn tại nhiều năm qua. Theo các nhà dự báo, trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu đang lan rộng và có những tác động khủng khiếp đối với cuộc sống của con người trên Trái Đất, nguy cơ về một cuộc khủng hoảng khô hạn tại thủ đô Nam Phi sẽ tăng gấp ba lần tính tới năm 2100. Năm 2017, thành phố này từng phải chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 384 năm. Vào thời điểm đó, lượng nước tại các con đập trong thành phố ở mức dưới 13%.

Trong một nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Khoa học Environmental Research Letters, các chuyên gia đã đề xuất việc phun các hạt khí sulfur dioxit lên tầng thượng quyển trên Cape Town. Các hạt khí sẽ tạo thành một đám mây khổng lồ phía trên thành phố, phản xạ ánh sáng Mặt Trời. Theo các nhà nghiên cứu, chiến thuật khoa học này có thể giảm tới 90% nguy cơ khủng hoảng “Day Zero” vào năm 2100.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đề xuất này không nên được xem như một biện pháp thay thế việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính.

Sáng kiến này trước đây cũng từng bị một số chuyên gia phản đối. Họi gọi hành động này là một “sự can thiệp nguy hiểm đối với hệ thống khí hậu toàn cầu”. Trong một báo cáo vào tháng 12/2018, nhóm vận động khoa học Climate Analytics cho biết việc triển khai một hệ thống như trên sẽ “có khả năng trở thành nguồn gốc của một cuộc xung đột lớn giữa các quốc gia”.

Theo Bảo Hà/Báo Tin tức

Chủ đề Hạn hán - Thiên tai

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.