Gợi ý đặt tên xã mới từ tên huyện cũ gắn với số thứ tự

Chuyên gia tổ chức cho rằng đề xuất tên gọi của xã, phường mới từ tên huyện, quận cũ gắn với số thứ tự thể hiện sự năng động, sáng tạo, không rập khuôn, máy móc như cách ghép tên.

Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính nêu nguyên tắc đặt tên đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sắp xếp, nhấn mạnh tính dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, đồng thời đảm bảo tính hệ thống và khoa học.

Tên gọi của xã, phường được khuyến khích sử dụng một trong các tên đã có của đơn vị hành chính trước khi sáp nhập, theo hướng ưu tiên tên mang giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa và được nhân dân địa phương đồng thuận.

Trong đó, Bộ Nội vụ cũng nêu đề xuất đặt tên đơn vị hành chính cấp xã mới theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện trước khi sắp xếp, kết hợp với số thứ tự để đảm bảo tính liên kết trong quản lý hành chính và hệ thống dữ liệu.

Hướng đặt tên xã kèm số thứ tự

Đồng tình với hướng đề xuất mới của cơ quan xây dựng tờ trình, dự thảo Nghị quyết, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh phân tích từ nguyên lý chung, tên của xã, phường nên gắn với những giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa và được người dân địa phương đồng thuận.

Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, công tác quản lý nhà nước cũng ứng dụng, thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ. Nắm bắt xu hướng này, theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, tên gọi mới của địa phương cũng nên tạo thuận lợi và đáp ứng cho việc cập nhật dữ liệu số.

e92c7e35a24a13144a5b-1741162114133.png
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Bên cạnh đó, ông Dĩnh đánh giá cao công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, kịp thời của cơ quan tham mưu trình các cấp có thẩm quyền Đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp trong thời gian qua.

Sau khi trình các cấp có thẩm quyền, theo chuyên gia này, việc sáp nhập tỉnh, xã còn được lấy ý kiến người dân.

Cũng trao đổi về nội dung này, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho rằng, những nguyên tắc được nêu ra trong dự thảo Nghị quyết đã thể hiện sự năng động, sáng tạo trong cách gọi tên phường, xã sau sáp nhập.

"Tên gọi của xã, phường cần sự sáng tạo, chứ không nên cứng nhắc như việc ghép tên xã sau sáp nhập. Tên của huyện trước đây cũng đã mang giá trị lịch sự, văn hóa được người dân đồng thuận. Vì vậy, chúng ta nên chọn tên tiêu biểu như tên của quận, huyện đặt cho xã, phường mới kèm theo đánh số", ông Phúc cho hay.

Vị này nêu ví dụ sau khi sáp nhập quận Tây Hồ (Hà Nội) không còn, nhưng các phường mới có thể gọi tên phường Tây Hồ 1, phường Tây Hồ 2…

Từ đề xuất mang tính nguyên tắc này, ông Phúc cho rằng đây cũng là cơ sở để các địa phương thực hiện lấy ý kiến rộng rãi và lắng nghe người dân.

Mục tiêu tiên quyết mở rộng không gian phát triển

Một vấn đề khác đặt ra trong dự thảo Nghị quyết là quy định về tiêu chí sắp xếp đối với đơn vị cấp tỉnh và cấp xã theo hướng bám sát 6 tiêu chí đã được Bộ Chính trị xem xét, thống nhất.

6 tiêu chí đó bao gồm diện tích tự nhiên; quy mô dân số; tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc; tiêu chí về địa kinh tế; tiêu chí về địa chính trị; tiêu chí về quốc phòng, an ninh.

Nhìn lại quá trình chia tách, sáp nhập tỉnh trong lịch sử, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho biết, thực tế mỗi thời kỳ, mỗi quyết định đều có những tiêu chí cụ thể được đưa ra làm điều kiện thực hiện.

nguyen-trong-phuc-1627540918459-1742995202239.png
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Ảnh: Nguyễn Dương).

Tuy nhiên, ông Phúc cho biết, sắp xếp đơn vị hành chính đợt này mang nhiều dấu ấn đột phá, thể hiện qua việc không chỉ căn cứ vào các tiêu chí đơn thuần trước đây như về quy mô dân số, diện tích mà còn phải chú trọng đến quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, mở rộng không gian phát triển gắn với 6 vùng kinh tế - xã hội.

Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng nhấn mạnh, mục đích tối cao của việc sáp nhập tỉnh, xã lần này nhằm tạo không gian, động lực phát triển và nguồn lực mới. Từ đó, các tỉnh sau sáp nhập sẽ có nhiều nhân tố mới, có điều kiện phát triển tốt hơn. Lúc này, mỗi địa phương phát triển sẽ tạo đà cho đất nước hùng mạnh.

"Hơn lúc nào hết, chúng ta cần xoáy sâu về mục tiêu to lớn của việc sáp nhập tỉnh, xã nêu trên, chứ không phải lấn cấn chuyện tỉnh anh, tỉnh tôi. Đất nước mình thì đâu cũng là quê hương của mình", ông Phúc khẳng định.

Riêng về tiêu chí quy mô dân số, chuyên gia này cho rằng các tỉnh sau khi hợp nhất sẽ tăng quy mô dân số - đây vốn là nguồn lực, sức lao động. Nguồn nhân lực tốt, chất lượng cao là động lực phát triển địa phương, đất nước.

Ngoài việc tính toán về quy mô dân số, tiêu chí diện tích sau khi sáp nhập hài hòa, có cả miền núi, đồng bằng, vùng biển… cũng được PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc đề cập. Đây cũng là cơ sở cho tỉnh sau sáp nhập xây dựng khu kinh tế, công nghiệp, hạ tầng hiện đại, thông suốt… thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

dantri.com.vn

Chủ đề Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đọc thêm

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Thời khắc lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc, là sự kiện trọng đại – ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Đó không chỉ là chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn gian khổ, mà còn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí độc lập, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sắp xếp ĐVHC cấp xã ở Hà Tĩnh: Lắng nghe góp ý của Nhân dân, kịp thời điều chỉnh phù hợp

Sắp xếp ĐVHC cấp xã ở Hà Tĩnh: Lắng nghe góp ý của Nhân dân, kịp thời điều chỉnh phù hợp

Hà Tĩnh vừa hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025 với tỷ lệ đồng tình cao hơn 98,8%. Điều đó không chỉ cho thấy đề án được chuẩn bị công phu, đảm bảo chất lượng mà còn thể hiện tinh thần tâm huyết, trách nhiệm của người dân trước thời cơ, vận hội mới của quê hương, đất nước.
Bước phát triển mới trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú

Bước phát triển mới trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú

Bên dòng La xanh mát, nơi khí thiêng sông núi hòa quyện cùng mạch nguồn cách mạng, xã Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đang viết nên bản hòa ca mới, là hành trang vững chắc để quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú tự tin bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.
Chủ tịch UBND tỉnh tri ân các Mẹ Việt Nam anh hùng

Chủ tịch UBND tỉnh tri ân các Mẹ Việt Nam anh hùng

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã đến thăm hỏi, tặng quà tri ân các mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn huyện Đức Thọ. Cùng đi có Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Nguyễn Đình Hải.
Thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách dịp lễ 30/4

Thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách dịp lễ 30/4

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh bày tỏ sự tri ân, lòng biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến, hy sinh của các thương, bệnh binh, gia đình người có công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà các Mẹ Việt Nam anh hùng

Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà các Mẹ Việt Nam anh hùng

Thăm hỏi, động viên các Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn huyện Đức Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải bày tỏ lòng tri ân đối với những đóng góp, hy sinh to lớn của các gia đình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - sẵn sàng cho sự phát triển mới

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - sẵn sàng cho sự phát triển mới

Hà Tĩnh đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri và nhân dân về dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Quá trình lấy ý kiến một lần nữa cho thấy sự đồng tình cao về chủ trương sắp xếp cũng như sự quan tâm đặc biệt với những vấn đề như tên gọi đơn vị mới hay trung tâm hành chính sau sắp xếp…