Góp ý dự thảo nghị quyết về mức chi phổ biến pháp luật, hòa giải cơ sở

(Baohatinh.vn) - Các ý kiến góp phần hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hoà giải ở cơ sở trên địa bàn Hà Tĩnh.

Chiều 17/5, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết quy định mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

DSC_5655 copy.jpg
Đại biểu dự hội nghị.

Để chuẩn bị cho kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới, UBND tỉnh giao Sở Tư pháp tham mưu xây dựng dự thảo Nghị quyết quy định mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh và lấy ý kiến góp ý của các sở, ngành, địa phương.

Dự thảo được xây dựng với 6 điều và phụ lục kèm theo gồm: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; mức chi thực hiện công tác phổ biến; giáo dục pháp luật; chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở; nguồn kinh phí thực hiện; tổ chức thực hiện.

bqbht_br_dsc-5681-copy-6125.jpg
Trưởng phòng Tư pháp huyện Nghi Xuân Trần Hoàng Thạch góp ý dự thảo nghị quyết.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, góp ý cụ thể vào nội dung của dự thảo nghị quyết; đồng thời, đề xuất dự thảo cần quy định rõ hơn mức chi đối với thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật đối với từng cấp và tăng mức chi đối với các công tác hoà giải ở cơ sở và tổ chức cuộc thi, hội thi về tìm hiểu pháp luật; bổ sung thêm các nội dung chi khác để phù hợp với thực tiễn.

Kết luận hội nghị, lãnh đạo Sở Tư pháp cảm ơn các ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của các đại biểu. Sở Tư pháp - đơn vị chủ trì tham mưu dự thảo sẽ tiếp thu, tổng hợp các ý kiến để báo cáo cụ thể với UBND tỉnh; đồng thời, đề nghị đại biểu tiếp tục nghiên cứu, tham mưu các nội dung liên quan.

DSC_5671 copy.jpg
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Đinh Văn Hồng kết luận hội nghị.

Nghị quyết được ban hành sẽ góp phần đảm bảo cơ sở pháp lý cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải cơ sở trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới; tạo động lực thúc đẩy, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các công tác này trên địa bàn tỉnh.

Chủ đề Kỳ họp HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).