“Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”- Lời nhắn gửi từ lịch sử

Chúng ta kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vào những ngày cuối cùng của năm 2012, bước sang năm mới 2013. Vào thời điểm này, mỗi người dân Việt Nam được sống lại không khí đau thương mà hào hùng của 4 thập niên về trước càng tự hào hơn về lịch sử dân tộc, càng thấm thía hơn giá trị của hòa bình tự do và càng nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trước vận mệnh dân tộc.

Ngày ấy, cả Hà Nội chìm trong đau thương và mất mát nhưng mỗi người dân Hà Nội, từ những em bé đến cụ già, các nam thanh nữ tú đã tự lau khô nước mắt để duy trì sự sống, động viên các lực lượng phòng không không quân giương cao nòng súng, điều khiển chính xác tọa độ tên lửa, máy bay nhằm trúng kẻ thù. B 52, pháo đài bay bất khả xâm phạm, niềm tự hào của không lực Hoa Kỳ, mỗi chiếc mang trên mình 27 tấn vũ khí với hệ thống gây nhiễu ra - đa, hệ thống điều khiển tối tân hiện đại đã phải khuất phục trước tình yêu nước, ý chí quyết tâm, lòng quả cảm, trí thông minh của quân đội, nhân dân Việt Nam và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân thế giới, đặc biệt là nhân dân Nga.

B52 bay cao trên 10km, đánh đêm là chính, sử dụng rất nhiều loại nhiễu điện từ phức tạp (Ảnh tư liệu)
B52 bay cao trên 10km, đánh đêm là chính, sử dụng rất nhiều loại nhiễu điện từ phức tạp (Ảnh tư liệu)

Trước đó, Hồ Chủ tịch đã tiên đoán và khẳng định trong Lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ cứu nước : "Chiến tranh có thể kéo dài năm năm, mười năm, hai mươi năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp khác có thể bị tàn phá. Nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập, tự do!. Đến ngày thắng lợi, ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!"

Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không là sự tiếp nối của Bạch Đẳng, Chi Lăng, Đống Đa, là hành trình nhân lên giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 "chấn động địa cầu'". Cuộc chiến đấu của chúng ta như Nguyễn Trãi đã từng viết: "Đem đại nghĩa thắng hung tàn. Lấy chí nhân thay cường bạo… Đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh 2 trận tan tác chim muông". Ngọn lửa của tình yêu nước, lòng căm thù giặc, khát vọng độc lập tự do đã được đốt lên, thiêu cháy kẻ thù trong từng quả tên lửa, từng quả đạn pháo, trong từng cái bấm nút của Anh hùng Phạm Tuân và trong sự hóa thân thành bó đuốc làm tan xác máy bay kẻ thù của liệt sỹ Vũ Xuân Thiều trên bầu trời đêm Hà Nội.

Ngọn lửa ấy đã được truyền lại từ hàng ngàn năm lịch sử, mỗi khi đất nước có ngoại xâm, khi thành Thăng Long bị kẻ thù giày xéo. Ngọn lửa ấy sẽ còn tiếp tục cháy sáng đến mai sau. Hình ảnh của những chiến sĩ phi công bay vào bầu trời trên những chiếc Mic là hình ảnh của Thánh Gióng thuở xa xưa vụt lớn thành Phù Đổng cưỡi ngựa sắt, nhổ tre đằng ngà xông lên đánh tan quân giặc. Khi vận mệnh dân tộc treo ngàn sợi tóc, ấy là khi lòng yêu nước và căm thù giặc bốc thành biển lửa. Hà Nội mùa Đông năm 1972 là cả một biển lửa hờn cẳm trút vào đầu quân giặc. 81 máy bay, trong đó 34 chiếc B 52 bị tan xác trên bầu trời Hà Nội thêm một lần nữa minh chứng cho tình yêu nước, lòng quả cảm và trí thông minh của những người lính Việt Nam, những người dân Thủ đô yêu dấu.

Cũng giống như sự thành công của Cách mạng Tháng Tám, của Điện Biên Phủ mặt đất 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sau này, chiến thắng “Hà Nội Điện Biên Phủ trên không" chứng tỏ sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng ta, đặc biệt là sự tiên đoán chính xác, sự chuẩn bị về lực lượng kỹ thuật cùng vũ khí trang bị của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nhiều năm trước đó. Bài học về sự chủ động nắm bắt thời cơ, chuẩn bị đối phó với kẻ thù trong mọi tình huống luôn được Đảng ta, quân đội ta phát huy trong những điều kiện cụ thể.

Lưới lửa của Đại đội 2, Đơn vị quyết thắng pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô bắn rơi máy bay Mỹ. Ảnh: T.L
Lưới lửa của Đại đội 2, Đơn vị quyết thắng pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô bắn rơi máy bay Mỹ. Ảnh: T.L

Sự phối hợp giữa đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao và đấu tranh vũ trang đã góp phần làm nên một Hội nghị Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình ở Đông Dương sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và Hội nghị Pa- ri sau chiến thắng “Hà Nội Điện Biên Phủ trên không” 1972. Sự ủng hộ chí tình của bạn bè năm châu, của nhân loại yêu chuộng hoà bình là động lực to lớn để chúng ta vượt qua thử thách, chiến thắng kẻ thù và xây dựng đất nước. Đây là những bài học quý giá không chỉ cho hôm qua, hôm nay mà cho cả mai sau để giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc.

Hà Nội của chúng ta, Thăng Long, Đông Đô ngàn năm văn hiến, trái tim của cả nước đã hòa bình từ sau Hiệp định Pa-ri. Kẻ thù hung bạo đã phải nhận cái tát từ lịch sử cha ông, từ lòng yêu nước và khát vọng độc lập tự do của cả dân tộc. Sau bao mất mát đau thương, Hà Nội và cả nước lại dồn sức cho thắng lợi cuối cùng " Đánh cho ngụy nhào", giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hôm nay đây, Hồ Gươm lại lung linh soi bóng Tháp Rùa, soi bóng lịch sử ngàn năm. Hà Nội cùng cả nước đi vào công cuộc kiến thiết, dựng xây đất nước ta "Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Dải dất chữ S anh dũng, đau thương từng thấm máu và mồ hôi của bao thế hệ đang ngày một xanh tươi, tràn đầy sức sống.

Tuy vậy, công cuộc đổi mới đất nước còn không ít thử thách gian lao. Nhưng nhận từ lịch sử lời nhắn nhủ thiêng liêng, mỗi một người dân Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam quyết không để kẻ thù xâm phạm quyền độc lập thiêng liêng phải trả bằng máu, sẽ đoàn kết bên nhau chung một ý chí, lòng quyết tâm, thắp sáng tình yêu Tổ quốc để gìn giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc, giữ gìn hòa bình cho con cháu chúng ta.

Mùa Xuân đang về trên đất nước quê hương. Nhận thêm bài học lịch sử từ trận Điện Biên Phủ trên không là để chúng ta vững tin và tự hào đi tiêp chặng đường mới của đất nước.

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.