Hà Nội những ngày "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"

(Baohatinh.vn) - Bỏ lại nhịp sống hối hả, tất bật với bao công việc khi thời gian đang nhích dần về những ngày cuối năm, tôi vẫn giữ thói quen ngày nghỉ cuối tuần, cùng con xem lại những thước phim lịch sử.“Hà Nội mùa đông năm 46” đã tình cờ đến và đưa tôi ngược thời gian trong dòng ký ức hào hùng 60 ngày đêm chiến đấu của quân và dân Hà Nội.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày toàn quốc kháng chiến 19/12 (1946-2016):

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thực dân Pháp tìm mọi cách thực hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Bội ước Hiệp định sơ bộ 6/3/1945 và thỏa ước 19/4/1945, thực dân Pháp ráo riết tăng cường lực lượng, lần lượt cho quân đổ bộ vào nước ta, chuẩn bị kế hoạch đánh vào cơ quan đầu não ở Thủ đô Hà Nội.

ha noi nhung ngay quyet tu cho to quoc quyet sinh

Cảm tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng của Pháp trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến tại Hà Nội, 12/1946. (Ảnh tư liệu)

Những cuộc xung đột vũ trang lẻ tẻ ở các địa phương báo hiệu nguy cơ chiến tranh đang tới gần. Đáp lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, toàn dân khẩn trương chuẩn bị kháng chiến và sẵn sàng đợi lệnh. Lúc này, quân đội Pháp đẩy nhanh xung đột vũ trang, hòng dùng vũ lực lập lại trật tự cũ. Những cuộc khiêu khích của lính mũ đỏ Pháp diễn ra hàng ngày trên đường phố Hà Nội. Đặc biệt, vụ lính Pháp thảm sát anh em tự vệ ở Hải Phòng càng khiến người dân căm phẫn.

Cụ già, em nhỏ được hướng dẫn tản cư, đội tự vệ thành đã chuẩn bị sẵn sàng. Hà Nội biến thành một chiến lũy kiên cố với ụ chiến đấu mọc lên khắp nơi. Trong mỗi ngôi nhà, ban công, cửa sổ hay mái nhà bằng đều trở thành vị trí chiến đấu. Tuyến giao thông hào với đường ngang, dãy dọc cũng thông suốt từ nhà này đến nhà khác, tạo thành một thế trận liên hoàn. Trên những cánh cửa, mỗi bức tường là những dòng khẩu hiệu thể hiện ý chí quyết tử của người dân Thủ đô: "Sống chết với thủ đô", "Thà chết không chịu trở lại làm nô lệ"…

20h ngày 19/12/1946, đèn điện ở Hà Nội phụt tắt, súng nổ ầm trời. Giờ cứu nước đã đến! Pháo của ta từ Láng, Xuân Tảo trút căm hờn vào căn cứ của giặc Pháp đóng ở trong thành. Trong khói lửa mù mịt, nhân dân Hà Nội người nào việc nấy, dốc sức cho cuộc chiến đấu. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước"… đã tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dân, mỗi chiến sỹ trên trận tuyến không cân sức.

Giặc Pháp cho xe bọc sắt và bộ binh đến đánh úp các đơn vị quân ta. Chúng hí hửng tưởng rằng, chỉ trong 24 tiếng đồng hồ là có thể “nuốt chửng” Hà Nội. Nhưng với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", quân dân Thủ đô đã chiến đấu dũng cảm, ngăn bước tiến của chúng. Những đoàn xe của Pháp từ trong thành ra vấp phải chướng ngại vật trên đường phố, di chuyển rất chậm chạp. Lợi dụng thời cơ, tự vệ cùng nhân dân từ trên gác cao ném giường, tủ xuống đường, ném lựu đạn, lao bom, nã súng như đổ lửa vào đầu giặc. Các quyết tử quân ôm bom ba càng lao vào, phá hủy chiến xa địch. Hàng loạt bom, chai cháy, lựu đạn từ các cửa sổ tung xuống đầu, làm cho chúng khiếp vía. Những ngày đầu tiên của cuộc kháng chiến trường kỳ đã diễn ra ở Hà Nội như thế.

Dưới ngọn cờ của Đảng, theo lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, toàn dân ta anh dũng bước vào cuộc kháng chiến thần kỳ. Tuy vũ khí thô sơ, thiếu thốn nhưng quân đội non trẻ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã cầm chân và tiêu hao quân Pháp - một lực lượng thiện chiến, tinh nhuệ được vũ trang hiện đại trong gần 2 tháng. Các lực lượng đã thực hiện chiến thuật chiến tranh đô thị, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, tạo điều kiện cho những người con của Tổ quốc trở lại chiến khu Việt Bắc để làm nên một cuộc kháng chiến thần kỳ. Và 9 năm sau đó, họ trở về tiếp quản Thủ đô như lời hẹn ước.

Chủ đề Sự kiện

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...