Hà Tĩnh cấp thiết tu sửa lũy đá cổ độc nhất vô nhị ở Việt Nam

(Baohatinh.vn) - Lũy đá cổ Kỳ Lạc ở xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được Bộ VHTT&DL xếp hạng Di tích Khảo cổ học quốc gia từ năm 2014 nhưng hiện đang xuống cấp nghiêm trọng.

Hà Tĩnh cấp thiết tu sửa lũy đá cổ độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Lũy đá cổ Kỳ Lạc kéo dài khoảng 1km

Lũy đá cổ Kỳ Lạc bắt đầu từ chân dốc Đèo Bụt, kéo dài khoảng 1km men theo sườn núi lên đỉnh đèo thuộc núi Trầm Hương, nằm trong dãy Hoành Sơn.

Lũy được xây dựng hoàn toàn bằng đá tự nhiên mà cư dân bản địa gọi là đá son (vì khi mài đá ra có màu đỏ như son), không sử dụng chất kết dính vì loại đá này mềm và mịn để lâu ngày các bột đá bị phân hủy tạo thành chất kết dính rất chắc và bền có độ cứng khi gặp qua mưa, nắng, thời tiết khắc nghiệt.

Hà Tĩnh cấp thiết tu sửa lũy đá cổ độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Lũy đá cổ Kỳ Lạc hiện đang xuống cấp nghiêm trọng

Đây là lũy đá cổ hiếm có, hiện chưa tìm thấy hệ thống thành lũy nào ở Việt Nam có kết cấu và quy mô độc đáo như lũy đá cổ Kỳ Anh.

Theo ông Nguyễn Tùng Lĩnh - Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở VHTT&DL), trước thực trạng xuống cấp nghiêm trọng của Lũy đá cổ Kỳ Lạc, ngày 26/11/2018, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đồng ý chủ trương tu sửa cấp thiết di tích khảo cổ học quốc gia này như đề xuất của Sở VHTT&DL và huyện Kỳ Anh.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở VHTT&DL căn cứ các quy định hiện hành, chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn UBND huyện Kỳ Anh kịp thời hoàn chỉnh hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định để triển khai thực hiện.

Khi xếp hạng, di tích được xác định khoanh vùng các khu vực bảo vệ, gồm: Khu vực I là 60.875m2; khu vực II là 83.810m2. Tuy nhiên, do nằm trên sườn núi, dân cư thưa, lại thuộc vùng sâu vùng xa nên rất khó bảo vệ, bảo tồn và phát huy.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.
Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Đón nhận “luồng gió mới” từ những chủ trương chính sách của các cấp, ngành trong phát triển du lịch, gần đây, nhiều cá nhân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình, sản phẩm hấp dẫn, góp phần thu hút du khách.
Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

“Tôi có thể hiểu được tiếng các loài chim và đã hỗ trợ xây dựng được hơn 20 mô hình bảo tồn chim trời với hàng chục loài, tạo nên những mô hình du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút du khách. Tôi mong muốn giúp Hà Tĩnh xây dựng mô hình này”, ông Lê Danh Cương chia sẻ.
Ấn tượng cụm dân cư sinh thái Khe Enh

Ấn tượng cụm dân cư sinh thái Khe Enh

Từ khi có cụm dân cư sinh thái, Nhân dân thôn Hợp Lý, xã Hương Minh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) thêm đoàn kết và gắn bó với nhau hơn trong xây dựng nông thôn mới (NTM).