Hà Tĩnh dự kiến điều chỉnh, bãi bỏ một số loại phí, lệ phí

(Baohatinh.vn) - Tăng tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí đối với phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bãi bỏ quy định lệ phí cấp chứng minh nhân dân là 2 quy định mới được trình tại Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII.

Giám đốc Sở Tài chính Trịnh Văn Ngọc thông qua tờ trình đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết sửa đổi điểm e, khoản 7, Điều 5 và bãi bỏ khoản 2, Điều 6 của Nghị quyết số 253/2020/NQ-HĐND ngày 8/12/2020 của HĐND tỉnh quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Tại Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XVIII, UBND tỉnh đã có tờ trình đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết sửa đổi điểm e, khoản 7, Điều 5 và bãi bỏ khoản 2, Điều 6 của Nghị quyết số 253/2020/NQ-HĐND ngày 8/12/2020 của HĐND tỉnh quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Cụ thể, sửa đổi điểm e, khoản 7, Điều 5 Nghị quyết số 253/2020/NQ-HĐND quy định tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí đối với phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Điều chỉnh tăng tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí từ 70% lên 85%.

Toàn cảnh kỳ họp

Trước đó, theo đề xuất của các sở, ngành liên quan, với mức thu phí và tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí theo quy định tại Nghị quyết số 253/2020/NQ-HĐND thì số tiền chưa đảm bảo chi phí thẩm định hồ sơ thực hiện theo trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo định mức kinh tế, kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tại Thông tư số 14/2017/TT-BTNMT ngày 20/7/2017.

Qua tham khảo, tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí đối với phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số địa phương lân cận như sau: Nghệ An: 90%; Quảng Bình: 80%; Thanh Hóa: 80%; Quảng Trị: 70%.

Tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí tại Nghị quyết số 253/2020/NQ-HĐND của Hà Tĩnh là 70%, ở mức thấp so với các địa phương lân cận; trong khi đó mức thu phí đối với hộ gia đình, cá nhân cũng thấp hơn các địa phương nêu trên.

Hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Trung tâm Hành chính công TP Hà Tĩnh. (Ảnh tư liệu)

Trong điều kiện tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường, nếu điều chỉnh mức thu phí sẽ tác động trực tiếp đến người dân. Do đó, để góp phần đảm bảo chi phí cho hoạt động của tổ chức thu phí theo quy định, gắn với thực hiện lộ trình chuyển sang hoạt động tự chủ về tài chính đối với đơn vị tổ chức thu phí là Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh, việc sửa đổi tỷ lệ này là cần thiết.

Đối với lệ phí cấp chứng minh nhân dân: Bãi bỏ khoản 2, Điều 6 Nghị quyết số 253/2020/NQ-HĐND quy định lệ phí cấp chứng minh nhân dân (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thủ tục cấp căn cước công dân cho công dân từ đủ 14 tuổi trên địa bàn tỉnh, thay thế cho chứng minh nhân dân.

Công dân thực hiện các thủ tục cấp thẻ CCCD tại Công an huyện Cẩm Xuyên. (ảnh chụp tháng 3/2021)

Luật Căn cước công dân và khoản 3 Điều 11 Thông tư số 59/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân thì thu lại chứng minh nhân dân đang sử dụng.

Về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp căn cước công dân được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 85/2019/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, lệ phí cấp căn cước công dân không thuộc danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh.

Do đó, việc bãi bỏ quy định lệ phí cấp chứng minh nhân dân là cần thiết, đúng quy định.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Chủ đề Họp HĐND tỉnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói