Hà Tĩnh thử nghiệm thành công chế phẩm xử lý môi trường chăn nuôi quy mô lớn

(Baohatinh.vn) - Trên cơ sở thành công của chế phẩm sinh học Hatibio trong xử lý môi trường chăn nuôi, các cán bộ của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học Công nghệ (TBKHCN) Hà Tĩnh đã nghiên cứu thử nghiệm, nâng cấp, bổ sung phù hợp các chủng vi khuẩn, các loại enzym cần thiết nhằm nâng cao hoạt lực và quy mô xử lý.

Hà Tĩnh thử nghiệm thành công chế phẩm xử lý môi trường chăn nuôi quy mô lớn

Người chăn nuôi dùng chế phẩm ủ cùng với rỉ mật trong thời gian 3 - 5 ngày...

Trong những năm qua, Trung tâm Ứng dụng TBKHCN (thuộc Sở KH&CN) đã sản xuất thành công các chế phẩm sinh học ứng dụng trong xử lý môi trường và ủ chất hữu cơ làm phân bón vi sinh. Trong đó, sự ra đời của chế phẩm Hatibio đã góp phần giải quyết một phần ô nhiễm chuồng trại trong chăn nuôi. Tuy nhiên, các dự án đang thực hiện với các chuồng nuôi nhỏ, chưa đáp ứng với quy mô trang trại lớn.

Trong khi đó, thực trạng hiện nay tại Hà Tĩnh cho thấy, nhiều trang trại nằm ngoài quy hoạch không đảm bảo tiêu chí môi trường; chăn nuôi nông hộ quy mô lớn ảnh hưởng đến dân cư xung quanh nhưng chưa có giải pháp xử lý. Việc ưu đãi, hỗ trợ trong chăn nuôi chưa gắn với việc chấp hành tiêu chí bảo vệ môi trường đất, mạch nước ngầm. Có thể thấy, ô nhiễm môi trường chăn nuôi đã và đang gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái, chuỗi thức ăn và sức khỏe con người. Để giải quyết thực trạng này, Trung tâm Ứng dụng TBKHCN đã nghiên cứu thử nghiệm, nâng cấp, bổ sung phù hợp các chủng vi khuẩn, các loại enzym cần thiết nhằm nâng cao hoạt lực của chế phẩm Hatibio.

Hà Tĩnh thử nghiệm thành công chế phẩm xử lý môi trường chăn nuôi quy mô lớn

... sau đó phun trực tiếp đến các bể chứa phân...

Kết quả thử nghiệm đã khẳng định, chế phẩm xử lý chất thải chăn nuôi giúp cải tiến, nâng cao hiệu quả rõ rệt. Bà Dương Thị Ngân - Giám đốc Trung tâm cho biết: "Chúng tôi vừa thử nghiệm giải pháp mới tại một trang trại chăn nuôi lợn quy mô 1.200 con ở xã Gia Phố, huyện Hương Khê. Kết quả đạt được rất tích cực, lượng chất thải hằng ngày của trang trại với mức 1,5 tấn – 2 tấn phân đã được xử lý một cách hiệu quả. Trang trại đã hết mùi hôi, lượng chất thải rắn đọng tại mặt hồ điều hòa được xử lý triệt để, nước thải sau khi qua hồ điều hòa để thải ra môi trường trong, không có mùi hôi."

"Có thể thấy, việc nâng cấp chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi mang lại hiệu quả cao, có thể áp dụng rộng rãi. Sau khi thử nghiệm thành công, chúng tôi sẽ đánh giá, phân tích, công bố chất lượng và dự kiến đặt tên là Hatibio – CN", bà Ngân đánh giá.

Ông Lê Đình Nam (thôn Phổ Cường, xã Gia Phố) phấn khởi cho biết: "Do trang trại có quy mô lớn (1.000 con/ lứa), trước đây, tình trạng ô nhiễm chăn nuôi đã từng gây nhiều bức xúc đối với các hộ dân xung quanh. Thời điểm đó, nước thải có mùi hôi khó chịu, màu nâu thẫm, đặc quánh và có lớp màng bên trên. Tôi có đem cây bèo về thả nhưng cây không sống nổi."

Hà Tĩnh thử nghiệm thành công chế phẩm xử lý môi trường chăn nuôi quy mô lớn

...và hồ lắng. Sau một thời gian, mùi hôi thối, hiện tượng ô nhiễm sẽ được cải thiện.

Đầu năm nay, được Trung tâm Ứng dụng TBKHCN giúp đỡ, ông Nam đã sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi. Sau gần 3 tháng, mùi hôi từ phân lợn không còn, nước thải đảm bảo.

Cách xử lý khá đơn giản. Từ nguồn chế phẩm dạng bột kèm với chất rỉ mật đường, các hộ chăn nuôi đem trộn vào 2 bồn chứa (mỗi bồn 1.000 lít nước được ủ với 10 kg chế phẩm, 50 kg rỉ mật) và ủ từ 3 - 5 ngày. Sau đó, đem phun trực tiếp lên mặt hồ và xả vào hầm biogas. Sau 1 ngày, hồ nổi lên 1 lớp tảo màu xanh (giống bèo hoa dâu) và mùi hôi theo đó cũng giảm dần; chi phí xử lý khoảng 25 triệu đồng/ năm.

Ông Nguyễn Quốc Bảo - Phó trưởng phòng TN&MT Hương Khê cho biết: Phòng đánh giá cao kết quả xử lý môi trường chăn nuôi của chế phẩm do Trung tâm Ứng dụng TBKHCN nghiên cứu. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ tham mưu UBND huyện cho triển khai hội thảo đánh giá, giới thiệu đến các chủ trang trại khác để áp dụng phương pháp xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học rộng rãi trên địa bàn.

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.