Hà Tĩnh tiếp tục đôn đốc thực hiện đề án trồng một tỷ cây xanh

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, vận động toàn dân tham gia trồng cây, tạo phong trào rộng khắp.

Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, UBND tỉnh vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, các chủ rừng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp liên quan. Trong đó, nhiều nhiệm vụ cần phải chủ động có kế hoạch từ sớm, từ đó tập trung thực hiện đạt kết quả theo yêu cầu đề ra trong thời gian tới.

Hà Tĩnh tiếp tục đôn đốc thực hiện đề án trồng một tỷ cây xanh

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, người dân tổ liên gia 7, thôn Kinh Nam, xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) đã tổ chức trồng cây xanh dọc các tuyến.

Thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/11/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 459/KH-UBND về thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”.

Để tiếp tục tổ chức thực hiện đề án có hiệu quả trong thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trồng cây xanh tập trung trong rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng mới rừng sản xuất, trồng cây phân tán vùng nông thôn.

UBND tỉnh cũng giao Sở NN&PTNT phối hợp với Sở KH&ĐT, Sở Tài chính tham mưu, đề xuất UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện việc trồng rừng, trồng cây xanh theo chỉ tiêu kế hoạch; tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các địa phương; làm cơ quan đầu mối, phối hợp các đơn vị có liên quan đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn và triển khai thực hiện kế hoạch.

Hà Tĩnh tiếp tục đôn đốc thực hiện đề án trồng một tỷ cây xanh

Người dân thôn Kinh Nam, xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) chăm sóc cây vừa trồng.

UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã căn cứ chỉ tiêu, kế hoạch được UBND tỉnh giao, chỉ đạo cơ quan đầu mối phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan rà soát quỹ đất trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất trồng mới rừng sản xuất, đất quy hoạch trồng cây xanh đô thị, đất phát triển trồng cây xanh phân tán vùng nông thôn; xây dựng kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh phân tán hàng năm và cả giai đoạn đến năm 2025.

Các huyện, thành phố, thị xã bố trí nguồn vốn ngân sách, lồng ghép các chương trình, dự án và huy động nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện kế hoạch trồng cây xanh của địa phương, đảm bảo hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được UBND tỉnh giao.

Yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã giao chỉ tiêu thực hiện kế hoạch trồng cây xanh hàng năm cho các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị và từng khu dân cư. Đảm bảo diện tích đất đai thuộc các đối tượng trồng cây xanh phải có chủ quản lý cụ thể, rõ ràng. Tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.

Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, kết hợp đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua khác để kêu gọi, vận động toàn dân tham gia trồng cây, trồng rừng, tạo nên phong trào thường xuyên, liên tục.

Các chủ rừng là tổ chức tập trung rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị và căn cứ các chỉ tiêu, nhiệm vụ được UBND tỉnh giao để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Cùng đó, chủ động huy động, lồng ghép các nguồn vốn để tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch được giao.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 57

Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 57

Sáng 27/5, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 57 trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tổ chức họp triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Hơn 17 triệu người góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013 qua VNeID

Hơn 17 triệu người góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013 qua VNeID

Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, ngoài ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, số lượng người dân trực tiếp góp ý trên ứng dụng VNeID ngày càng tăng.
Vì sao phải sửa đổi điều 110 Hiến pháp về đơn vị hành chính?

Vì sao phải sửa đổi điều 110 Hiến pháp về đơn vị hành chính?

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp yêu cầu cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hiện đại và làm nền tảng cho việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương. 
Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Thời gian qua, tại các địa phương ở Hà Tĩnh, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành người “đứng mũi chịu sào” gánh vác công việc thôn. Với sự năng động, nhiệt huyết, những người trẻ làm cán bộ thôn đã thổi luồng sinh khí mới cho các hoạt động, phong trào ở cơ sở.
Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Trong thời gian từ ngày 6/5 đến ngày 5/6/2025, Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Cử tri và nhân dân kỳ vọng, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế một cách toàn diện, tạo nền tảng cho bộ máy Nhà nước thực sự tinh- gọn- mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.