Hà Tĩnh tiếp tục tập trung nguồn lực đưa 4 xã về đích nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Đoàn giám sát thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương đánh giá Hà Tĩnh đã có sự quan tâm và ưu tiên các nguồn lực để thực hiện các chương trình MTQG. Đồng thời, đề nghị tỉnh tiếp tục kiện toàn ban chỉ đạo các chương trình MTQG, tập trung nguồn lực đưa 4 xã về đích NTM để đạt tỷ lệ 100% số xã đạt chuẩn.

Hà Tĩnh tiếp tục tập trung nguồn lực đưa 4 xã về đích nông thôn mới

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu chủ trì buổi làm việc.

Sáng 19/12, Đoàn giám sát thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu cùng lãnh đạo các sở, ngành tiếp và làm việc với đoàn.

Hà Tĩnh tiếp tục tập trung nguồn lực đưa 4 xã về đích nông thôn mới

Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Phan Thành Biển báo cáo tổng quan về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn Hà Tĩnh.

Kế thừa những kết quả đạt được trong thời gian qua, năm 2022, Hà Tĩnh tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025; kịp thời xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.

Hà Tĩnh tiếp tục tập trung nguồn lực đưa 4 xã về đích nông thôn mới

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đặng Văn Dũng báo cáo kết quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương năm 2022 thực hiện chương trình MTQG là 298,675 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách tỉnh bố trí trực tiếp để thực hiện các chương trình MTQG là 58,318 tỷ đồng; nguồn vốn lồng ghép các đề án, chính sách của tỉnh là 332 tỷ đồng.

Nguồn vốn đã được sử dụng hiệu quả cho Chương trình MTQG xây dựng NTM, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hà Tĩnh tiếp tục tập trung nguồn lực đưa 4 xã về đích nông thôn mới

Các thành viên đoàn giám sát.

Đến nay, toàn tỉnh có 177/181 xã đạt chuẩn, 50 xã đạt chuẩn nâng cao, 7 xã đạt chuẩn kiểu mẫu; 9/13 huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều đến cuối năm 2022 là 3,79%, cận nghèo là 4,04%...

Hà Tĩnh tiếp tục tập trung nguồn lực đưa 4 xã về đích nông thôn mới

Phó Chánh văn phòng Quốc gia về giảm nghèo Nguyễn Lê Bình: Tỉnh cần thông tin cụ thể hơn về kết quả giải ngân các nguồn vốn.

Tại buổi làm việc, Hà Tĩnh cũng kiến nghị với đoàn giám sát ưu tiên bố trí kinh phí cho tỉnh thực hiện đề án thí điểm tỉnh nông thôn mới; cho phép địa phương điều chỉnh mức vốn đầu tư theo nhu cầu thực tế, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động trong việc xây dựng phương án đầu tư phù hợp với quy mô diện tích, dân số và nhu cầu hạ tầng.

Sớm ban hành quy trình đánh giá, công nhận lại sản phẩm OCOP đến thời hạn, đảm bảo đơn giản, tránh gây phiền hà cho cơ sở; cho phép Hà Tĩnh sử dụng nguồn kinh phí bố trí cho tiểu dự án 1 thuộc dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn để hỗ trợ dạy nghề cho người lao động thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình…

Hà Tĩnh tiếp tục tập trung nguồn lực đưa 4 xã về đích nông thôn mới

Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) Phan Lê Thu Hằng: Tỉnh cần có giải pháp để tham vấn cộng đồng dân cư trong xây dựng kế hoạch triển khai chương trình MTQG.

Trên cơ sở các nội dung mà Hà Tĩnh báo cáo, các thành viên đoàn giám sát đã giải đáp cụ thể các kiến nghị. Đồng thời, đề nghị tỉnh trao đổi thêm một số nội dung liên quan đến kết quả giải ngân các nguồn vốn; kế hoạch triển khai nội dung của các chương trình MTQG năm 2023; sự tham vấn của cộng đồng dân cư trong xây dựng kế hoạch triển khai các chương trình MTQG; giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng dân số...

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định, thời gian qua, cấp uỷ, chính quyền Hà Tĩnh đã có sự quan tâm rất lớn đến việc thực các chương trình MTQG; chủ động thành lập các ban chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện; lồng ghép, huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách để thực hiện các chương trình MTQG nhất là trong xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững. Đối với các kiến nghị của tỉnh, đoàn sẽ tổng hợp và có báo cáo kịp thời với Chính phủ.

Hà Tĩnh tiếp tục tập trung nguồn lực đưa 4 xã về đích nông thôn mới

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên kết luận.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị tiếp tục kiện toàn các ban chỉ đạo, các ban quản lý dự án; rà soát lại nội dung của các chương trình MTQG để có điều chỉnh phù hợp với thực tiễn; tập trung đưa 4 xã về đích NTM để đạt tỷ lệ 100% số xã đạt chuẩn và đưa thêm nhiều xã đạt nâng cao và kiểu mẫu; huy động sự vào cuộc của người dân trong xây dựng NTM; quan tâm công tác giảm nghèo bằng những giải pháp căn cơ, bền vững; rà soát, đẩy mạnh công tác tiêm chủng nhất là vắc-xin phòng COVID-19; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán...

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu tiếp thu các ý kiến góp ý của các thành viên đoàn giám sát và ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên. Mong muốn sau cuộc giám sát, nhiều vướng mắc, khó khăn trong thực hiện các chương trình MTQG tại địa phương sẽ sớm được tháo gỡ.

Hà Tĩnh tiếp tục tập trung nguồn lực đưa 4 xã về đích nông thôn mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu tiếp thu các ý kiến của đoàn giám sát.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng báo cáo khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh. Đồng thời khẳng định, trong quá trình thực hiện các chương trình MTQG, ngoài các chính sách của Trung ương, tỉnh luôn ban hành các chính sách riêng để thực hiện và triển khai hiệu quả việc huy động nguồn lực xã hội hoá.

Khó khăn lớn nhất là vướng mắc trong mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, ảnh hưởng lớn đến việc chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân, vì vậy, đề nghị Bộ Y tế quan tâm tháo gỡ cho các địa phương.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề Làng nghề LĐVL

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...