Núi Hồng - Sông La

Hà Tĩnh - về trong ân tình câu hát…

Hiếm có địa phương nào mà lại gợi nhiều cảm xúc, nhiều ý tứ, ý tưởng sáng tạo cho các nhạc sỹ như Hà Tĩnh. Cũng rất hiếm nơi nào mà mỗi bài ca cất lên lại nhận được nhiều đến thế sự đồng cảm của khán thính giả cả nước. Qua âm nhạc, Hà Tĩnh và những địa danh Hà Tĩnh đã đi vào trong sự hiểu biết, sự yêu mến của bạn bè bốn phương một cách rất tự nhiên…

Hà Tĩnh - về trong ân tình câu hát…

Bến Tam Soa - nơi khởi nguồn của nhiều câu hát thiết tha... Ảnh: Giang Nam

Tôi còn nhớ như in những lần được đề nghị hát bài hát về Hà Tĩnh trong những chuyến du lịch về nhiều miền đất khác nhau. Từ những cư dân phóng khoáng vùng miền Tây sông nước đến những người bạn thủ thỉ, tâm tình ở miền Bắc, cả những người quen với những bản nhạc đậm tính hoang dã rừng Tây Nguyên, tất thảy đều tỏ lòng yêu mến những ca khúc về Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh - về trong ân tình câu hát…

Non nước Hà Tĩnh gợi nhiều cảm xúc cho các nhạc sỹ. Ảnh: Huy Tùng

Dù đã hàng chục năm trời không gặp lại nhưng tôi vẫn nhớ như in anh bạn làm báo ở Kon Tum vốn ở quê lúa Thái Bình đã không ngại ngần ôm đàn ghi ta và hát từ bài này qua bài khác về Hà Tĩnh. Anh nói: “anh đang về Hà Tĩnh này”. Cái giọng ngang ngang pha tạp giữa âm sắc miền Bắc quê anh với nắng gió Tây Nguyên nơi anh sống bỗng nhiên để lại trong tôi một dấu ấn đậm sâu. Hơn bao giờ hết, tôi biết, có một Hà Tĩnh đang âm thầm chảy trên những miền đất xa lạ . Có một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh đang âm ỉ trong tâm tư của bạn bè bốn phương.

Hà Tĩnh - về trong ân tình câu hát…

Biển trời Hà Tĩnh đã ngời lên trong bao câu hát ân tình. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Khoảnh khắc nghe anh nói về điều đó cũng chính là lúc tôi mới bắt đầu ý thức về việc có mặt của những địa danh trong các bài hát. Trước nay, tôi chỉ chú ý về phần cảm xúc, về cái hay, cái đẹp của âm nhạc, về tình yêu tha thiết của những người phương xa dành cho Hà Tĩnh, về ân tình tha thiết của chính những người Hà Tĩnh trong các bài hát mà không hề mảy may nghĩ tới có rất nhiều người chưa một lần đến, đã về quê tôi qua những câu hát.

Nổi tiếng nhất và gợi nhiều khao khát muốn được đến nhất có lẽ là bài hát “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý. Một công trình thuỷ nông, qua góc nhìn tinh tế của người nhạc sỹ đã khái quát được tâm tình của người Hà Tĩnh, đã khắc họa được bản chất kiên gan, chịu thương chịu khó của người Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh - về trong ân tình câu hát…

Hồ Kẻ Gỗ - Một trong những địa danh đi vào âm nhạc khiến bao bước chân nôn nao tìm về. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Bài hát đã khiến bất kỳ ai khi đến Hà Tĩnh cũng muốn được đến trước hồ Kẻ Gỗ, ngắm nhìn và lắng nghe trong sóng nước những ân tình trong câu hát thiết tha: “Kẻ Gỗ là đây bao năm đợi tháng chờ này vùng đá bạc đồi núi lô nhô, những dòng suối nhỏ theo sông về với biển, bỏ đồi hoang lại trong nắng trong mưa, để người nên khổ như đất kia cằn khô”, “Nghệ Tĩnh mình ơi sông Lam rọi núi Hồng, bạn về theo bạn đào núi ngăn sông, đất trời như vẫn vang vang lời trống giục, mặt hồ lay động nên sóng mênh mông, từng đàn cá lội cây lúa thêm nặng bông…”

Hà Tĩnh - về trong ân tình câu hát…

Cầu Linh Cảm bắc qua sông La - nơi gieo nhiều thi tứ cho các nhạc sỹ. Ảnh: Huy Tùng

Lại nhớ một chị phóng viên ở Cà Mau vì cảm mến một người đồng nghiệp ở Báo Hà Tĩnh trong một thoáng gặp gỡ mà suốt cả nhiều năm sau đó đã tìm nghe, học hát những bài ca về Hà Tĩnh. Và trong lần gặp sau, chị đã có thể hát về Hà Tĩnh rất đúng chất, rất tâm tư và đây nhung nhớ. Chị nói, con người Hà Tĩnh mà chị gặp và con người Hà Tĩnh trong âm nhạc không hề khác nhau, đều đượm nghĩa, đượm tình lắm. Thả hồn mình trong những câu hát ấy, chị như được gặp lại người bạn của mình, như được đi giữa bao nhiêu con đường, bao nhiêu địa danh ở Hà Tĩnh. Dẫu chưa một lần đến mà gần gũi vô cùng.

Hà Tĩnh - về trong ân tình câu hát…

Chợ cá Cồn Gò (Cẩm Nhượng) trong những buổi mai là một trong những tập quán sinh hoạt mà nhiều du khách muốn tham quan, khám phá. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Đêm ấy, giữa mênh mang sông nước Cà Mau, chị đã cất lên tha thiết và thao thiết những bài hát về Hà Tĩnh: “Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh…”, “Sông La ngày về qua, nước xanh như xưa ấy, con đò xưa vẫn vậy, chở câu ví quê hương”, “Nếu không có sông Lam, núi Hồng buồn biết mấy, núi Hồng không đứng đó, sông Lam xanh cũng thừa”, “À ơi, trời mô xanh bằng trời Can Lộc, nước mô xanh bằng dòng nước sông La”… Chị nói, chị mê lắm, chị muốn đến và ở lại nhiều ngày ở Hà Tĩnh để đi cho hết những địa danh trong câu hát. Chị muốn đến đứng bên sông Lam, sông La, muốn ngắm núi Hồng và đi qua bao con đường lịch sử Đồng Lộc, Khe Giao, đến Ngã ba Đồng Lộc để nghiêng mình trước những mất mát của chiến chinh…

Hà Tĩnh - về trong ân tình câu hát…

Dân ca ví, giặm cũng là một trong những nét đặc trưng văn hoá Hà Tĩnh đã đi vào âm nhạc khiến nhiều người muốn tiếp cận, khám phá . Ảnh: Minh Chiến

Không riêng gì chị, rất nhiều người mà tôi đã gặp, đều muốn về thăm Hà Tĩnh để thấm thía hơn ân tình trong câu hát. Tôi đã thấy niềm rưng rưng trong đôi mắt người xa lạ khi họ hát “Ơi dòng sông La, ơi niềm thương nỗi nhớ, anh biết từ lâu quê em nơi đó, anh ước mơ hoài mà chưa được đi qua”. Họ muốn khám phá không chỉ địa danh mà còn cả văn hoá và con người Hà Tĩnh. Chỉ cần nghe cô ca sỹ thủ thỉ cất lên “có thương thì nghe em nhủ, mình về Hà Tĩnh nghe anh” thì tưởng như bao nhiêu bộn bề cuộc sống đều có thể gói gọn lại ngay lập tức để đến miền đất ấy.

Hà Tĩnh - về trong ân tình câu hát…

Sông Ngàn Phố - nơi níu giữ tâm tư của du khách. Ảnh: Huy Tùng

Về để khám phá những cảnh quan trong câu hát: “Em còn nhớ không, Phượng Hoàng bay ngang, say mê chốn này nên núi, nên sông. Hèn chi Ngàn Hống dựng vào thiên thu. Vần thơ lệ ứa, nên non non cao Truyện Kiều”. Về để lắng hồn mình lại trong những “câu đò đưa thầm gọi”, để cháy lòng trong những “điệu buồn điệu thương”,để níu hồn mình vào ân tình Xứ Nghệ cho“điệu ví theo anh về mãi mãi”,để dẫu xa rồi vẫn “cứ mơ hoài điệu ví giặm là em”, vẫn cánh cánh bên lòng“ngày ấy bên bờ sông La, anh nghe câu hò ví giặm, để một đời anh đi xa, để ngàn lần anh nhớ mãi”…

Hà Tĩnh - về trong ân tình câu hát…

Hoành Sơn Quan nơi lắng lại ân tình của biết bao người phương xa mỗi lần qua Hà Tĩnh. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Bởi có“một Hà Tĩnh “qua nắng lửa mưa giông nên nhân nghĩa lắng lại hồn non sông”mà những câu hát cứ chan chứa nghĩa tình, cứ níu hồn du khách. Những câu hát về các miền quê Hà Tĩnh dễ đi vào lòng người bởi không hề tìm thấy ở đó bất kỳ một sự khiên cưỡng nào của người sáng tác. Trái lại ở đó trào dâng những xúc cảm gắn bó, thân thuộc thực sự “Đã đến giờ xa nhau, đã đến phút chia tay, mà răng đi nỏ được, mà răng đi nỏ được ơi Ngàn Phố của tôi”. Là những gặp gỡ và ấn tượng sâu sắc với “một miền quê đậm đà tình xứ Nghệ, khắp quê nhà nhuộm thắm khúc dân ca”. Là những đồng cảm, quyện thấm khi khám phá những miền quê nghèo khó mà đượm nghĩa tình, mà giàu văn hoá “nghe câu ca trù từ làng Cổ Đạm, hoà trong câu Kiều tím cả trời quê. Về đèo Ngang rộn ràng nghe, thơ Huyện Thanh Quan tình dân nghĩa nước”…

Hà Tĩnh - về trong ân tình câu hát…

Thành phố Hà Tĩnh. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Một miền quê“nắng đỏ đồng, mưa thâm cả bùn non”, “một miền quê còn nắng gió”nhưng đã để lại trong tâm tư người phương xa những niềm nhung nhớ cũng bởi âm nhạc đã chuyển tải quá tài tình những vẻ đẹp không chỉ ở cảnh quan mà còn ở con người và văn hoá của miền đất Hà Tĩnh. Để trong những bước đường xa, dù là trên cao nguyên gió lộng, nơi sông nước mênh mang hay những miền quê lặng lẽ, người Hà Tĩnh vẫn dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm, sẻ chia, yêu mến. Để Hà Tĩnh dẫu bé nhỏ và nhiều gian khó vẫn luôn luôn là một miền quê được khao khát tìm về…

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

huy Tùng - giang nam - Minh Chiến

thiết kế: huy tùng

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.