Hải quân Nga rút chiến hạm mang Kalibr khỏi Syria

Sau khi rút khỏi Syria, chiến hạm Đô đốc Essen sẽ trở về căn cứ tại Sevastopol. Chiến hạm mang tên lửa dẫn đường được Hạm đội Biển Đen triển khai đến Syria từ tháng 3/2018.

Trong thời gian làm nhiệm vụ ngoài khơi Syria, con tàu đã thực hiện nhiều cuộc diễn tập và phóng tên lửa tấn công phiến quân tại Syria. Quyết định rút chiến hạm mạnh nhất của mình khỏi Syria dược Nga thực hiện sau khi một quyết định tương tự với Không quân cũng đã được thực hiện.

Hải quân Nga rút chiến hạm mang Kalibr khỏi Syria

Chiến hạm mang tên lửa Kalibr của Nga.

Thông tin về việc Nga rút bớt máy bay khỏi Syria được hãng TASS dẫn lời Tướng Sergey Surovikin – chỉ huy lực lượng Nga tại Syria cho biết:

"Các máy trực thăng tấn công Ka-52 của họ đã được một máy bay vận tải không vận đưa về một căn cứ sân bay ở Nga. Những chiếc trực thăng này cùng các kíp phi công đã trở về nhà sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu ở Syria".

Dù Nga không nói cụ thể bao nhiêu chiếc Ka-52 trở về nước lần này nhưng theo những thông tin National Interest có được, trong đợt rút vũ khí lần này của Nga có khoảng gần 20 máy bay (hơn 10 máy bay trực thăng các loại và hai chiếc Ka-52), cùng lực lượng cảnh sát quân đội, quân y và đội rà phá bom mìn.

Theo tạp chí Mỹ, dù đây là đợt rút quân nhưng lại là bước đi đầy toan tính của Nga bởi không phải loại máy bay nào cũng giảm số lượng.

Nga sẽ chỉ rút một số cường kích Su-24/25, trực thăng vận tải và giảm bớt trực thăng tấn công trong khi dàn tiêm kích tối tân với khả năng đánh chặn đỉnh cao không những được giữ nguyên mà Moscow còn âm thầm tăng số lượng.

Vậy tại sao phi đội Su-30SM, Su-35 lại được Nga giữ nguyên tại Syria? Theo phân tích của Tạp chí Business Insider, sự hiện diện của những tiêm kích này rõ ràng mang dụng ý của Nga.

The National Interest dẫn tuyên bố của người đứng đầu Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu quân sự Không quân Nga, Thiếu tướng không quân Alexander Kharchevsky cho biết:

"Dàn tiêm kích đánh chặn Nga sẽ giải quyết được những nhiệm vụ bất ngờ tại Syria". Vì vậy, việc Nga duy trì phi đội tiêm kích tại Syria không đơn thuần chỉ là hỗ trợ Damascus tấn công khủng bố.

Nhận định này được xem là khá hợp lý bởi thay vì tăng cường cường kích, phi đội tiêm kích tối tân với vũ khí đối không cực mạnh đã được tăng cường tại Syria.

Và với số lượng tiêm kích này, việc rút 1 chiến hạm mang tên lửa Kalibr về nước không làm ảnh hưởng đến sức tấn công của Nga bởi Không quân Nga có thể tiến hành chiến dịch đánh chặn, tấn công mặt đất với cường độ cao tại Syria bất cứ lúc nào.

Theo baodatviet.vn

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.