Hàng chục tiêm kích F-35 Mỹ “đắp chiếu”

Quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, hơn 40 tiêm kích F-35 của nước này phải dừng hoạt động để sửa chữa động cơ song chưa có đồ thay thế.

Trong phiên điều trần ngày 13/7 trước tiểu ban Lực lượng Chiến thuật trên không và Mặt đất của Hạ viện Mỹ, trung tướng Eric Fick, người điều hành chương trình tiêm kích F-35, cho biết quân chủng không quân bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng thiếu động cơ.

Không quân Mỹ tới ngày 8/7 phải dừng bay 41 tiêm kích F-35 do thiếu động cơ hoặc phụ tùng, khiến quân chủng này không thể triển khai số máy bay trên tới khi hoàn tất sửa chữa. Không quân Mỹ nhận chiếc F-35 thứ 283 hồi tháng 5.

Tướng Fick cho biết còn 5 chiếc F-35 của các quân chủng khác đang chờ sửa chữa, bao gồm một chiếc của hải quân Mỹ, một chiếc của thủy quân lục chiến Mỹ và ba chiếc của các đối tác khác.

Trong số 46 chiếc F-35 phải nằm đất, một số chờ phụ tùng thay thế nhỏ hoặc nâng cấp module động cơ F135, giúp cải thiện lực đẩy và hiệu suất của tiêm kích.

Hàng chục tiêm kích F-35 Mỹ “đắp chiếu”

Tiêm kích F-35 tham gia diễn tập “voi đi bộ” tại căn cứ không quân Hill ở bang Utah, Mỹ tháng 1/2020. Ảnh: USAF.

Jay Stefany, quyền trợ lý Bộ trưởng Hải quân Mỹ phụ trách nghiên cứu, phát triển và mua sắm, cho biết đang “hợp tác chặt chẽ vào ngành công nghiệp và cơ sở bảo dưỡng động cơ hạng nặng” của F-35 tại căn cứ không quân Tinker ở bang Oklahoma trong nỗ lực đẩy nhanh tiến độ sửa chữa số tiêm kích nói trên.

Đơn vị bảo dưỡng và sửa chữa dự kiến tăng ca để đẩy nhanh tiến độ thay thế động cơ, giúp giảm thời gian tiêm kích F-35 phải dừng hoạt động.

Tuy nhiên, tiêm kích F-35 đối mặt với vấn đề khác là lớp phủ trên bề mặt cánh quạt động cơ bị quá nhiệt khiến chúng bị nứt. Điều này khiến F-35 phải bảo trì động cơ sớm hơn kế hoạch, dừng hoạt động trước thời hạn và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt khí tài trong các quân chủng.

Do ảnh hưởng của tình trạng thiếu động cơ, Bộ Chỉ huy Tác chiến Trên không của Mỹ hồi đầu năm lùi lịch trình triển lãm hàng không 2021 của F-35 để đảm bảo khả năng sẵn sàng triển khai tác chiến và huấn luyện.

Matthew Bromberg, chủ tịch phụ trách động cơ của Pratt & Whitney thuộc tập đoàn Raytehon, cho biết lý do gây ra thiếu hụt động cơ là gián đoạn vì Covid-19 và hãng phải tìm vật tư chất lượng để sản xuất động cơ.

Thổ Nhĩ Kỳ trước đó sản xuất và cung cấp khoảng 188 linh kiện liên quan tới động cơ F-35, song nước này đã bị loại khỏi chương trình sau khi mua tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Theo Nguyễn Tiến/VNE

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.