Hành động chưa từng thấy của Tổng thống Biden

Tổng thống Biden xuất hiện bất ngờ và hiếm thấy trong phòng họp báo ở cánh phía tây của Nhà Trắng và trả lời các câu hỏi của các phóng viên lần đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 4/10. Ảnh: New York Times.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 4/10. Ảnh: New York Times.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng ông không biết liệu Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có đang trì hoãn thỏa thuận hòa bình để tác động đến cuộc bầu cử Mỹ hay không.

Hiếm thấy

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có vài lời tại Nhà Trắng hôm 4/10 (theo giờ địa phương) dành cho ông Benjamin Netanyahu, nói rằng ông không biết liệu thủ tướng Israel có đang trì hoãn thỏa thuận hòa bình ở Trung Đông hay không để tác động đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024. “Chảo lửa” Trung Đông đang diễn ra xung đột Israel - Hamas ở Gaza và Israel cùng đang mở một cuộc tấn công quân sự chống lại Hezbollah ở Lebanon.

"Không có chính quyền nào trợ giúp Israel nhiều hơn tôi. Không có. Không có, không có. Và tôi nghĩ Bibi nên nhớ điều đó", ông Biden nói, trong đó gọi thủ tướng Israel bằng biệt danh. Ông nói thêm: "Và liệu ông ấy có cố gắng tác động đến cuộc bầu cử hay không, tôi không biết - nhưng tôi không trông đợi vào điều đó".

Theo Guardian, tổng thống Mỹ đã có sự xuất hiện bất ngờ và hiếm thấy trong phòng họp báo ở cánh phía tây của Nhà Trắng và trả lời các câu hỏi của các phóng viên tại đây lần đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.

Ông đã trả lời về những bình luận của một trong những đồng minh của mình, Chris Murphy - Thượng nghị sĩ Dân chủ của Connecticut, người đã nói trên CNN trong tuần này rằng ông lo ngại Thủ tướng Israel Netanyahu không mấy quan tâm đến một thỏa thuận hòa bình một phần là do chính trị Mỹ.

Mối quan hệ của hai nhà lãnh đạo đồng minh từ lâu đã không thiếu phức tạp, nhưng hiếm khi tới mức hiện nay khi quan điểm của họ về cuộc chiến Israel-Gaza khác biệt và tương lai chính trị của cả hai đều không sáng sủa.

Trong nhiều tháng qua, ông Biden đã thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza - và tổng thống Mỹ cùng các phụ tá của ông nhiều lần thể hiện nỗ lực của họ gần như đã thành công, song lệnh ngừng bắn thực tế tới nay vẫn chưa đạt được. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã thực hoạt động ngoại giao con thoi đến Israel và các cuộc đàm phán hòa bình thông qua các bên trung gian, nhưng chư đạt kết quả và trong một số trường hợp, ông Netanyahu thậm chí công khai phản đối viễn cảnh của một lệnh ngừng bắn trong khi các quan chức Mỹ và Israel tiếp tục đàm phán.

Trong khi đó, Israel gần đây đã gia tăng căng cẳng trên hai mặt trận, theo đuổi một cuộc tấn công trên bộ vào Lebanon chống lại Hezbollah và tiến hành các cuộc không kích ở Gaza. Và nước này cũng tuyên bố sẽ trả đũa vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran trong tuần rồi.

Chưa quyết định

Ông Biden cho biết vẫn chưa có quyết định nào về phản ứng đối với Iran, mặc dù đã có những cuộc thảo luận về việc Israel tấn công các mỏ dầu của Iran. Ông chủ Nhà Trắng nói: "Tôi nghĩ nếu tôi ở vị trí của họ, tôi sẽ nghĩ đến những phương án thay thế khác ngoài việc tấn công các mỏ dầu".

Nhà lãnh đạo Mỹ phản đối ý tưởng rằng ông đang tìm kiếm một cuộc họp với ông Netanyahu để thảo luận về phản ứng đối với Iran. Ông cho biết bản thân không làm như vậy.

"Tôi cho rằng khi họ đưa ra quyết định về cách thức phản ứng thì chúng tôi sẽ thảo luận", ông nói.

Thủ tướng Netanyahu ngày càng tỏ rõ sự phản đối với những nỗ lực của Tổng thống Biden (về thỏa thuận ngừng bắn). Về phần mình, ông Biden đã không giấu giếm ý định trì hoãn việc chuyển giao bom hạng nặng cho Israel và bày tỏ lo ngại về một cuộc chiến tranh toàn diện ở Trung Đông. Thế nhưng, nhà lãnh đạo Mỹ chưa bao giờ chấp thuận các lời kêu gọi chính trị trong nước hoặc quốc tế về việc dừng bán vũ khí cho Israel.

"Tôi không tin rằng sẽ có một cuộc chiến tranh toàn diện", ông Biden nói vào tối 3/10. "Tôi nghĩ chúng ta có thể tránh được điều đó. Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm”.

Ông Biden vẫn nhất quán trong việc ủng hộ Israel sau các cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023. Kể từ đó, ngoại trừ một số ít trường hợp, tổng thống Mỹ đã ủng hộ việc chuyển giao vũ khí liên tục và tăng cường của Mỹ cho Israel trong khi chỉ cảnh báo Israel phải cẩn thận để tránh thương vong cho dân thường.

Ông cũng ra lệnh cho quân đội Mỹ tăng cường vị thế trong khu vực để bảo vệ Israel khỏi các cuộc tấn công của Hamas, Hezbollah, nhóm Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen và chính Iran. Vào tháng 4 và một lần nữa vào đầu tuần này, Mỹ là bên đi đầu trong việc bắn hạ tên lửa do Iran bắn vào Israel.

Hôm 3/10, ông Biden cho biết Mỹ đang "thảo luận" với Israel về khả năng Israel tấn công cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iran.

Bình luận ngẫu hứng của nhà lãn h đạo Mỹ - ngay lập tức khiến giá dầu tăng vọt - không nêu rõ liệu chính quyền của ông có đang thảo luận nội bộ hay nói chuyện trực tiếp với Israel hay không, ông cũng không làm rõ thái độ đối với một cuộc tấn công như vậy.

Khi được yêu cầu làm rõ những bình luận đó, ông Biden nói với các phóng viên hôm 4/10: "Hãy xem, người Israel vẫn chưa kết luận họ sẽ làm gì đối với một cuộc tấn công. Điều đó đang được thảo luận”.

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ - Phó tổng thống Kamala Harris cũng chưa đưa ra lập trường khác về việc bán vũ khí nhưng đã lên tiếng quyết đoán hơn trong nhiều tháng qua, yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza và lên án các vụ sát hại dân thường trong cuộc chiến của Israel tại lãnh thổ Palestine.

znews.vn

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.