Hãy chậm thôi, để nhớ!

(Baohatinh.vn) - Cuộc đời của mỗi con người tựa như cánh cửa, ta ở trong hay ngoài, lòng bình yên hay vẫn gợn nhiều nỗi lo toan thì khi đất trời mây nước bảng lảng cái lạnh sẽ sàng, khi cuối những con đường, sắc xuân tươi mới bừng lên rực rỡ, lòng cũng rưng rưng một nỗi niềm khó tả.

Hãy chậm thôi, để nhớ!

Ôi, tết đã đến thật rồi!... (Ảnh minh họa Internet)

Cái lạnh của những ngày cuối năm như nụ cười của người con gái tuổi mười tám, đôi mươi. Cái lạnh ấy gieo vào trời đất những mầm xuân tươi mới, những bãi bờ xanh ngắt, những đồng đất phết màu phù sa về phía cuối chân trời. Đi trong bảng lảng sương giăng, trong mưa bụi của một chiều ngưng gió, lòng ta bâng khuâng nỗi nhớ, nỗi nhớ mơ hồ và hiện hữu, nỗi nhớ trong tận cùng ký ức.

Nỗi nhớ đưa ta về lối ngõ chen chật trong ký ức tuổi thơ. Lối ngõ ấy chằng ngang những rễ cây, phẳng phiu và trơn láng, là nơi lý tưởng để bọn trẻ trong xóm làm nơi chơi đồ hàng. Những ngày cuối năm, khi mưa bụi lây phây trên những đồng đất màu bơ non xa tít, khi những chú trâu già nằm ghếch mõm lên những thanh gỗ đẽo tròn nhẵn thín, bọn trẻ con lấy rễ cây làm “sạp”, bày biện trang trí thành những gian hàng như trong một phiên chợ tết.

Cái Nhân, thằng Lành bao giờ cũng tranh phần bán gia vị. Hai chị em nó đã cất công cả năm sưu tầm và cất giữ những gia vị cần dùng cho mâm cơm ngày tết. Ở quê tôi, ngày tết không thể thiếu nồi thịt chân giò nấu đông. Mà, nấu chân giò thì không thể thiếu riềng, sả cắt mỏng cho vào nồi chần sơ rồi xay nhuyễn lấy nước. Mùi thơm vô cùng đặc trưng của thứ gia vị này quyện mềm miếng móng giò được lửa, ngọt mát nơi đầu lưỡi. Chị em nhà Nhân bày ra “sạp” những lọ gia vị bé xíu, từ bột vỏ quýt được phơi khô, lá chanh xắt sợi, riềng sả vắt lấy nước cốt, ớt tiêu, ớt trái... Bên kia là chị em cái Lành với rực rỡ các loại hoa tự làm để chưng tết. Một dãy xôm tụ những bó hoa được xếp từ giấy màu, dùng lưỡi kéo vuốt quăn rồi quấn lại bằng lõi thép hoặc sợi giang vót nhọn.

Những cành mận, đào phai lấm tấm nụ, ướt đẫm sương mai cắt vội vàng trên những gốc già mấy chục năm được chưng trong những chai nhựa dán giấy màu xanh đỏ. Các “gian hàng” được trau chuốt, trang trí rất đẹp mắt... Khi mọi việc chuẩn bị chu tất, cả bọn mới giả vờ đi qua nhà này một tý, nhà kia một tý, không mặc cả trả giá mà sà vào hít hà mùi vị, rồi ôm rịt lấy vai nhau, cười, nói lớn: Ôi, tết đã đến thật rồi!

Hãy chậm thôi, để nhớ!

Chợ Tru, chợ Bò là niềm vui náo nức mỗi ngày của lũ trẻ con, là sự đợi chờ của bao trái tim hò hẹn...

Nỗi nhớ đem ta về ngôi nhà ba gian lợp ngói âm dương, ngôi nhà đựng đầy tiếng cười của những người thân yêu khi mùa xuân nồng nàn qua ngõ. Nỗi nhớ về một phiên chợ đặc biệt trong năm, phiên chợ có từ rất lâu, khi cả một miền đất thơm trù phú nằm 2 bên bờ sông Phố Giang sải cánh cò bay của những mùa lúa chín vàng. Mười chín chợ Tru (Trâu), hai mươi chợ Bò (tức 19, 20 tháng Chạp). Phiên chợ đặc biệt ấy là niềm vui náo nức mỗi ngày của lũ trẻ con, là sự đợi chờ của bao trái tim hò hẹn, là rưng rưng niềm nuối tiếc của những người con xa xứ, là sự khấp khởi chờ mong để được trở về. Trong sắc màu xanh đỏ của những chú tò he nặn bằng bột gạo; trong những tháp hoa xếp bằng giấy rực rỡ đủ màu; trong hàng bánh đúc, bánh đậu, bánh cốm, chè lam, lòng người rộn rã niềm tin yêu và chật căng khát vọng. Khát vọng an yên trong xuôi ngược cuộc đời, khát vọng được trở về khi đất trời mây nước bảng lảng sương giăng, khi phiên chợ ngày giáp tết nồng nàn trong sắc xuân rực rỡ.

Hãy chậm thôi, để nhớ!

Nỗi nhớ chở những hạt phù sa lắng lại trong dòng sông thời gian, đưa ta trở về với thương mến cũ... (Ảnh minh họa Internet)

Nỗi nhớ đem ta về với trong veo làn khói, làn khói len lên từ những mái nhà tranh của san sát xóm làng. Chiều ba mươi tết, đứng trên cao của ngọn rú Tháp, nơi ông bà tổ tiên yên nghỉ, lòng chợt mênh mang nỗi nhớ khi nhìn những bụm khói mỏng trên những mái nhà. Đã từ khi nào, ta không được hít hà mùi vị nồng cay ấy? Đã từ khi nào, không còn cảnh cả gia đình quây quần bên bếp lửa, bên chiếc mươn lên nước bóng láng, xì xụp ăn canh cua đồng nấu với mít non? Đã lâu lắm, ta không còn được gom lá vào những chiều gió trở, không được cùng lũ bạn cong người nhảy qua những đống lá thơm nức. Cái mùi thơm đặc biệt và náo nức ấy là những ngày bình yên cho lòng ta neo đậu, cho nỗi nhớ ùa về khi trời đất hanh hao.

Đã là những ngày cuối năm, những ngày đồng bãi trắng một màu heo may. Những ngày trời đất như chậm lại. Chậm thôi để nhớ, để trái tim nẩy những nhịp đập cho thương mến cũ, những thương mến mong manh nhưng sâu kín, cho ta đủ ấm áp, đủ tin yêu để vững chãi vượt qua bao thác giông giữa chen chật của cuộc đời.

Khi dòng sông nhuốm mưa bụi lây phây, đồng đất đổ dài một màu sữa non, mùi hương của vạn vật, cỏ cây bật nụ đơm chồi quyện sện trong chiều lá đổ, nàng xuân khoác màu áo thiên thanh dịu dàng đi qua những làng quê, những ngôi nhà, những góc phố... ấy là khi nỗi nhớ chở những hạt phù sa lắng lại trong dòng sông thời gian, đưa ta trở về với thương mến cũ.

Hãy chậm thôi, để nhớ!

Cuối năm 2023

Chủ đề Chào năm mới 2024

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!