Hệ thống cảnh báo sớm tên lửa Nga cứu thế giới

Theo ông, hệ thống RSPN luôn được trang bị những khí tài tối tân nhất có thể phát hiện mọi vụ phóng tên lửa có tốc độ siêu thanh (trên Mach 6). "Hồi cuối tháng 12 năm 2020, chúng tôi đã hoàn thành cuộc thử nghiệm cấp Nhà nước với hệ thống cảnh báo sớm nói chung và trạm chỉ huy nói riêng.

Các phương tiện của chúng tôi có khả năng phát hiện các mục tiêu như vậy, thực hiện lựa chọn chúng. Tức là xác định những mục tiêu nào có thể thực sự gây ra mối đe dọa, xử lý và chuyển những thông tin này trung tâm chỉ huy để có biện pháp đối phó kịp thời", ông Sergey Boev cho biết.

Hệ thống cảnh báo sớm tên lửa Nga cứu thế giới

Hệ thống radar tầm xa Nga.

Thành phần cơ bản của hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của Nga là những hệ thống radar tầm siêu xa Voronezh-DM. Hiện nay những hệ thống này đang được triển khai tại Leningrad, Kaliningrad, Irkutsk, Orenburg, các lãnh thổ Krasnodar, Krasnoyarsk và Altai. Một trạm radar mới đang được xây dựng ở vùng Murmansk. Trong năm 2021, dự kiến ​​hoàn thành việc kiến thiết một trạm ở Komi.

Ngoài ra, Nga còn có nhiều loại radar siêu việt khác. Hệ thống radar Dnepr có thể phát hiện tên lửa đạn đạo từ các bệ phóng khác nhau (mặt đất, trên biển, trên không, từ tàu ngầm) ở cự li 2.500 - 3.500km.

Radar Container được thiết kế để phát hiện sớm các mục tiêu trên không cơ động cao, bao gồm cả tên lửa hành trình và máy bay không người lái, với tầm hoạt động lên tới 3.000km, có thể bao phủ gần hết châu Âu.

Radar đa chức năng Don-2N (Pill Box) được thiết kế là một mô hình kim tự tháp cụt bốn mặt độc nhất vô nhị trên thế giới, trên đó lắp đặt vô số các radar mảng pha điện tử con. Don-2N có phạm vi bao quát 2000km, phát hiện tên lửa đạn đạo trước khi nó tiếp cận mục tiêu 15 phút.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Nga mà nòng cốt là các trạm radar thế hệ mới Voronezh-DM không chỉ bao quát bảo vệ các con đường dẫn tới không phận Nga và kiểm soát khoảng không vũ trụ phân nửa thế giới, mà khi cần còn có khả năng ngăn chặn cuộc tận diệt hạt nhân.

Hệ thống radar Voronezh-DM là loại trạm radar cảnh báo sớm tên lửa thế hệ mới nhất của Nga, có thể phát hiện ra mục tiêu từ cự li xa tới 6.500 km và có thể đồng thời theo dõi đến 500 mục tiêu khác nhau.

Hệ thống cảnh báo sớm của Nga nhận được tín hiệu từ radar mặt đất thế hệ mới đa băng tần Voronezh-DM và cả vệ tinh trực nhật trên quỹ đạo. Nhờ đó, hệ thống sẽ phát hiện ngay điểm phóng tên lửa từ bất cứ nơi nào trên thế giới và chỉ sau vài phút là xác định được đường bay của tên lửa.

Thông tin được chuyển về trung tâm trong thời gian thực giúp lực lượng đánh chặn có thể lựa chọn giai đoạn đánh chặn thích hợp nhất để tăng cường hiệu quả và giảm thiểu rủi ro với lực lượng mặt đất.

Với loạt trang bị trên, Nga hoàn toàn có lý do để khẳng định năng lực cảnh báo sơm tên lửa của mình. Và trên thực tế, lực lượng phòng thủ tên lửa Nga chưa hề bỏ sót bất cứ vụ phóng tên lửa nào. Sau đây là một số ví dụ điển hình.

Hồi tháng 9/2013, từ khu vực giữa Địa Trung Hải đã phóng lên hai tên lửa đạn đạo Anchor do Israel sản xuất. Trong trường hợp này, các cường quốc hạt nhân cần cảnh báo kênh ngoại giao, nhưng điều đó không được thực hiện, bởi người ta tính toán rằng các tên lửa này khó nhận biết và sẽ chẳng ai phát hiện ra.

Hệ thống phòng không của Syria, hướng mà các tên lửa này bay tới, vẫn ở trạng thái không có thông tin, tuy nhiên Hệ thống cảnh báo về cuộc tấn công tên lửa của Nga đã phát hiện vụ phóng này từ các trạm radar Voronezh-DM đặt xa hàng ngàn km.

Diễn biến trong những trường hợp như vậy tính bằng phút, sĩ quan trực ban cần đưa ra quyết định: Hoặc là bỏ qua vụ phóng hoặc là dẫn đến khởi động hệ thống điều khiển lực lượng hạt nhân chiến lược “Kazbek” của đất nước.

Trong phương án thứ hai, trên chiếc “vali hạt nhân” của Tổng thống sẽ có tín hiệu về vụ phóng tên lửa trái phép, và hậu quả có thể vô cùng nghiêm trọng. Nhưng nhờ có Voronezh-DM, sự kiện này đã không dẫn đến việc kích hoạt chiếc vali hạt nhân huyền thoại.

Tên lửa Israel vừa khởi động đã bị phát hiện, các thiết bị của Voronezh trong khoảnh khắc cực kỳ ngắn ngủi đã ngay lập tức tính toán được tốc độ, phương vị và độ cao của tên lửa, vẽ ra được quỹ đạo của nó không gây nguy hiểm với Nga.

Không chỉ tên lửa Israel lọt vào tầm ngắm, chỉ trong 2 ngày cuối năm 2014, Lực lượng phòng thủ vũ trụ (ADF) Nga đã phát hiện 3 vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa ở phía Đông Thái Bình Dương, quỹ đạo phóng của tên lửa hướng về phía Tây, tức là về phía lãnh thổ Liên bang Nga.

Tuy Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga không cho biết các vụ phóng tên lửa trên do nước nào thực hiện, nhưng theo truyền thông phương Tây, đây là 3 vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) do các tàu ngầm của Mỹ đang hoạt động ở phía Đông Thái Bình Dương thực hiện.

Sau đó, một số vụ phóng tên lửa đạn đạo của Israel, Trident và Minuteman của Mỹ đều bị Nga phát hiện gần như ngay sau khi phóng. Mặc dù Nga không được thông báo trước nhưng Hệ thống radar cảnh báo sớm tên lửa của Nga đã không để lọt một tên lửa nào trong khu vực kiểm soát.

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Hoà Bình vừa gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc triệt phá thành công đường dây buôn bán hơn 6.000 điện thoại di động giả. Trong thư Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình viết:
Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.