Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân có hiệu lực vào ngày 22/1

Theo hãng tin Kyodo, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã kêu gọi Nhật Bản và các nước khác chưa ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của Liên hợp quốc tham dự cuộc họp đầu tiên của các nước ký hiệp ước. TPNW sẽ có hiệu lực từ ngày 22/1.

Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân có hiệu lực vào ngày 22/1

Tên lửa liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Titan II của Mỹ. Ảnh: Sputnik/TTXVN

Trả lời phỏng vấn của Kyodo, Thủ tướng Kurz cho biết: “Đây là một cột mốc lịch sử, và là một bước đi mà nhiều người chỉ trích vũ khí hạt nhân cũng như những nạn nhân sống sót sau các vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki năm 1945 đã đấu tranh trong hơn 70 năm để có được”.

Thủ tướng Áo cũng khẳng định “tất cả các nước, cũng như các tổ chức quốc tế liên quan và các tổ chức xã hội dân sự, đều được hoan nghênh tham dự với tư cách là các quan sát viên trong cuộc gặp đầu tiên của các nước ký kết TPNW, dự kiến được tổ chức tại Vienna (Áo) trong vòng một năm kể từ khi hiệp ước chính thức có hiệu lực”.

Tuy nhiên, theo Kyodo, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide dường như không hào hứng với việc nước này tham dự cuộc họp với tư cách quan sát viên. Mặc dù đảng Komeito đồng minh của đảng Dân chủ Tự do trong liên minh cầm quyền đã kêu gọi tham dự cuộc họp trên, song tại một cuộc họp báo đầu tháng này, Thủ tướng Suga cho rằng Nhật Bản “cần xác định kỹ” liệu có nên tham dự hay không.

TPNW được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 7/7/2017 với sự ủng hộ của 122 quốc gia thành viên. Đây là hiệp ước quốc tế đầu tiên cấm việc phát triển, thử nghiệm, sở hữu và sử dụng vũ khí hạt nhân. Áo là nước đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy việc thông qua hiệp ước này.

Theo quy định, TPNW chính thức có hiệu lực 90 ngày sau khi nhận được sự phê chuẩn của ít nhất 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngày 24/10, Honduras đã trở thành quốc gia thứ 50 phê chuẩn TPNW, qua đó hội đủ điều kiện cần thiết để hiệp ước này có hiệu lực sau 90 ngày (vào 22/1/2021). Tuy nhiên, TPNW chỉ ràng buộc những quốc gia đã chính thức ký và phê chuẩn, trong khi chưa có cường quốc hạt nhân nào phê chuẩn hiệp ước.

Cho đến nay, toàn bộ 5 nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc, chưa tham gia hiệp ước này. Đáng chú ý, Nhật Bản - quốc gia duy nhất trên thế giới từng hứng chịu bom nguyên tử - cũng không ký kết TPNW.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.