Cảnh tượng phía trên của một tàu sân bay (còn gọi là hàng không mẫu hạm).
HMS Queen Elizabeth là tàu sân bay mới nhất của hải quân Hoàng gia Anh. Tàu được đưa vào hoạt động chính thức vào tháng 12/2017. Tàu có thể chở tới 40 máy bay. F-35 là phi cơ chính trên tàu này.
USS Gerald R. Ford là tàu sân bay mới nhất của hải quân Mỹ. Tàu có nhiều công nghệ mới hiện đại, sử dụng hệ thống đẩy hạt nhân. Dự kiến tàu sẽ hoạt động đầy đủ vào năm 2022.
INS Vikramaditya là tàu sân bay duy nhất của hải quân Ấn Độ. Tàu chính thức đi vào hoạt động vào năm 2013. Tàu được chỉnh sửa từ tàu sân bay lớp Kiev thời Liên Xô. Tàu chở được tổng cộng 36 máy bay.
Liêu Ninh là tàu sân bay có năng lực tác chiến đầu tiên của hải quân Trung Quốc. Tàu bắt đầu hoạt động trên biển từ năm 2012. Liêu Ninh chở được 26 máy bay tiêm kích, 12 máy bay trực thăng săn ngầm và 2 trực thăng Harbin Z-9.
Chiến hạm George H.W. Bush là tàu sân bay đầu tiên của Mỹ được sử dụng để tấn công IS, vào năm 2014.
Cavour là một trong 2 tàu sân bay của Italy. Nhà chứa của nó có đủ chỗ cho 10 chiếc phi cơ F-35B. Trên boong tàu có thêm chỗ cho 6 phi cơ nữa.
Hải quân Mỹ đưa tàu sân bay USS Ronald Reagan vào hoạt động vào năm 2003. Tàu chở được tới 90 máy bay, 3.200 thủy thủ và 2.480 nhân viên của không quân hải quân.
Charles de Gaulle là soái hạm của hải quân Pháp. Đây là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất không phải là của Mỹ. Tàu từng tham gia thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Libya vào năm 2011.
Brazil đã mua tàu sân bay NAe São Paulo từ Pháp vào năm 2000. Pháp đưa tàu vào hoạt động vào năm 1963, còn Brazil cho nó hoạt động ngay vào năm tậu.
Tàu sân bay Harry S. Truman của Mỹ tích cực tham gia chiến dịch Iraq Tự do năm 2003 nhằm lật đổ Tổng thống Saddam Hussein. Hàng ngàn phi vụ đã xuất kích từ đây trong chiến dịch này.
HTMS Chakri Naruebet – tàu sân bay của hải quân Thái Lan. Tàu được đóng ở Tây Ban Nha vào năm 1994 và hạ thủy năm 1996. Tàu chủ yếu nằm trong cảng.
Hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis của Mỹ từng tham gia săn cướp biển ở vịnh Ba Tư.
Tàu sân bay Mỹ George Washington chở được 90 máy bay. Tàu có 2 lò phản ứng hạt nhân, 4 turbine hơi.
Tàu Đô đốc Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất của Nga. Tàu đi vào hoạt động từ năm 1991. Chiến hạm này chở được khoảng 50 máy bay, 1.960 thủy thủ và 626 lính không quân hải quân.
Tàu sân bay Abraham Lincoln của Mỹ. Tàu từng được điều tới Florida (Mỹ) để tham gia cứu trợ trong trận siêu bão Irma.
Hơn 4.000 phi vụ xuất kích từ tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt trong chiến dịch Bão táp Sa mạc (1990-1991), thả gần 2.200 tấn bom lên các mục tiêu ở khu vực Iraq.
Tàu sân bay Giuseppe Garibaldi là soái hạm của hải quân Italy trong nhiều năm. Tàu tham chiến ở ngoài khơi Kosovo, Afghanistan và Libya.
Tàu sân bay Mỹ nổi tiếng Carl Vinson. Tàu mới ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào tháng 3. Hồi năm 2014, tàu từng được huy động tới Vùng Vịnh để hỗ trợ chiến dịch chống phiến quân Hồi giáo IS.
Máy bay từ tàu sân bay Dwight D. Eisenhower (của Mỹ) từng có nhiệm vụ kiểm soát không phận Iraq trước khi liên quân do Mỹ đứng đầu tiến vào lãnh thổ Iraq vào năm 2003.
Tàu sân bay Nimitz được đưa vào hoạt động vào năm 1975. Tàu chở được 90 máy bay, 3.200 thủy thủ và 2.480 nhân viên không quân của hải quân. Đây là tàu ngầm hạt nhân có bề dày hoạt động của Hải quân Mỹ.