Hình tượng Tổ quốc trong thơ...

(Baohatinh.vn) - Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong chương “Đất nước” của trường ca “Mặt đường khát vọng” đã khái quát tượng hình Tổ quốc từ những trầm tích văn hóa, chiều sâu của tâm thức dân tộc...

Nhà thơ đã huy động rất nhiều vốn liếng trí tuệ, bao kỷ niệm suy tư hòa quyện vào nhau tạo thành một cấu trúc tương phản, cuốn hút, giàu sức thuyết phục. Khi viết về “Đất nước, ông đã phát hiện: Người học trò nghèo góp cho đất nước mình núi Bút non Nghiên. Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh. Và với bao ví von trùng điệp khác nữa, để bất ngờ nhận ra: “Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy - Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”. Một đất nước của nhân dân: “Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân” và: Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm, có nội thù thì vùng lên đánh bại.

hinh tuong to quoc trong tho

Biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) nhìn từ trên cao. Ảnh: Hương Thành

Có lẽ, mạch cảm hứng trữ tình, lòng tự hào dân tộc làm khơi dậy, trào dâng mạch nguồn cảm xúc. Trong những ngày đánh Mỹ ác liệt, nhà thơ Chế Lan Viên đã thốt lên từ đáy lòng mình: “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”. Và ông đã cắt nghĩa cội nguồn cảm hứng ấy bắt nguồn từ trầm tích lịch sử oai hùng của dân tộc. Mạch thơ dào dạt cuộn chảy, đắm say đầy nội lực nhưng cũng hàm súc, chắt lọc trí tuệ biện chứng khi ông viết: Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả - Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn”. Và ông đã khẳng định: Ôi cái thủa lòng ta yêu Tổ quốc – Hạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên. Những câu hỏi tự vấn chính là để lay thức mình, đồng vọng với mình và cao hơn là nâng tầm mình lên: Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy – Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi.

Thơ về đất nước, bên giọng thơ cuộn chảy, hào sảng, giàu tính sử thi vẫn có những nốt trầm sâu thẳm, những quặn thắt, những trầm tư nghĩ ngợi, những thao thiết lòng mình: Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu – Nghe dịu nỗi đau của mẹ - Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ - Các anh không về lòng mẹ lặng im (Tạ Hữu Yên). Hình ảnh đất nước thong thả với tiềng đàn bầu một dây như thi sĩ Ép-tu-sen-cô (Nga) đã ví với con đường số một là một trong những biểu tượng đẹp, mềm mại. Một vẻ đẹp như “nước” và cũng không có sức mạnh diệu kỳ nào bằng “nước”. Đó cũng chính là minh triết sống, cảm hứng nhân văn sống của dân tộc ta. Một dân tộc lưng tựa dãy Trường Sơn như một dây cung nén căng, lại như một con đê trên bán đảo đối diện với biển Đông bao sóng gió. Vì thế “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến khi mới ra đời đã gây được tiếng vang, được sự cộng hưởng của bao lớp người. Và thực sự đây là một trong những bài thơ có tính thời sự nhất, mà cũng sẽ có sức sống lâu bền nhất: Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa – Đã mười lần giặc đến từ biển Đông – Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử - Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng…

Có thể nói, trong mỗi trái tim thi sĩ đều thường trực một tình yêu Tổ quốc như là một điểm tựa tinh thần, một niềm kiêu hãnh. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong Việt Nam quê hương ta” với nhịp lục bát thong thả, mênh mang mở ra một bát ngát khác từ tâm hồn . Bát ngát của đồng quê thôn Việt, bát ngát của những mùa màng ấm no. Bát ngát của một bức tranh phong cảnh thiên nhiên quấn quýt với con người như tuôn chảy: Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả dập dờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. Có thể nói, đây là những nét phác họa tài hoa của nhà thơ: Đất nghèo nuôi những anh hùng – Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên – Đạp quân thù xuống đất đen – Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa. Nhà thơ Đỗ Trung Quân nổi tiếng với bài thơ “Quê hương”. Quê hương chính là một phần đất nước thu nhỏ, quê hương hiện ra thật cụ thể, mộc mạc đơn sơ mà thấm thía nghĩa tình: Quê hương là chùm khế ngọt/ Cho con trèo hái mỗi ngày. Rồi: “Quê hương là cầu tre nhỏ/ Mẹ về nón lá nghiêng che. Chính đó là những điểm nhấn ấn tượng để ta thêm yêu quê, yêu đất nước khi mà: Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người. Cũng như trong trường ca “Những người đi tới biển”, nhà thơ Thanh Thảo đã hơn một lần tự vấn, tự day dứt và tự giải đáp: Chúng tôi đi không tiếc đời mình/ Nhưng tuổi hai mươi ai mà không tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi tổ quốc”. Nhà thơ Hữu Thỉnh trong trường ca “Đường tới thành phố” đã day dứt thốt lên: Nếu kẻ thù chiếm được/ Một gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằn/ Thì Tổ quốc sẽ ra sao Tổ quốc?. Bấy giờ, Tổ quốc không chỉ là đất đai hình hài sông núi mà đã thành máu thịt, thành sống chết với mỗi cá nhân thi sĩ – người lính. Trong “Thơ tình người lính biển” nhà thơ Trần Đăng Khoa xem đất nước như một biểu tượng của tình yêu và cao hơn cả tình yêu lứa đôi: “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên/ Bão thổi chưa ngưng trong những vành tang trắng/ Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng/ Biển một bên và em một bên.

Một đất nước mà bao đứa con ưu tú nhất đã lên đường dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân đẹp nhất, sung sức khát vọng nhất của mình: Đất nước của những người con gái, con trai/ Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép/ Xa nhau không hề rơi nước mắt / Nước mắt chỉ để dành cho ngày gặp mặt”. Vâng, Tổ quốc đã là cội nguồn thiêng liêng, là sức mạnh lớn lao, là lý tưởng cao đẹp. Cám ơn nhà thơ Chế Lan Viên đã nói hộ chúng ta cảm xúc vô hạn đó khi ông đã chân thành tự bạch lòng mình: Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt/ Như mẹ cha ta như vợ như chồng/ Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết/ Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông.

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...
Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Nỗi nhớ bỗng thắt chặt ngực tôi lúc này khi chợt nhận ra, đã bao nhiêu năm mình lỗi hẹn, đã bao nhiêu cái Tết cứ vội vã trở về để rồi lại vội vã đi...