Hóa thạch 450 triệu năm tiết lộ sinh vật biển kỳ dị

Các nhà cổ sinh vật học phát hiện một loài động vật chân đốt như bước ra từ phim viễn tưởng từ hóa thạch nguyên vẹn ở Canada.

Hóa thạch 450 triệu năm tiết lộ sinh vật biển kỳ dị

Mô phỏng loài Tomlinsonus dimitrii mới được phát hiện. Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Ontario.

Theo mô tả trên tạp chí Paleontology , sinh vật được đặt tên là Tomlinsonus dimitrii sống trong kỷ Ordovic cách đây khoảng 450 triệu năm, thuộc về một loài hoàn toàn mới trong nhóm động vật chân đốt tiền sử Marrellomorph.

Tomlinsonus dimitrii chỉ dài 6 cm và có thể nằm gọn trong lòng bàn tay người. Nó có một tấm chắn đầu được trang trí công phu với hai chiếc sừng cong phủ đầy gai giống như lông vũ. Cơ thể nhiều đốt của sinh vật vừa có nét giống côn trùng vừa có nét giống nhện.

“Bên dưới phần đầu của nó có một cặp chi cực dài. Chúng rất có thể được sử dụng để phát hiện vật cản dưới đáy biển. Tomlinsonus dường như mù đường vì nó không có mắt”, tác giả chính của nghiên cứu Joseph Moysiuk, một nghiên cứu sinh tiến sĩ về sinh thái học và sinh học tiến hóa tại Đại học Toronto của Canada, cho biết.

Hóa thạch 450 triệu năm tiết lộ sinh vật biển kỳ dị

Hóa thạch Tomlinsonus dimitrii được bảo quản gần như nguyên vẹn. Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Ontario

Tomlinsonus dimitrii là động vật thân mềm, khiến khám phá mới càng trở nên đáng kinh ngạc. Hóa thạch của sinh vật được khai quật tại mỏ đá Paleo Pompeii gần bờ hồ Simcoe ở tỉnh Ontario trong tình trạng “đặc biệt tốt”.

“Chúng tôi không mong đợi tìm thấy một loài thân mềm tại địa điểm này. Khi nhắc tới hóa thạch, chúng ta thường nghĩ đến những thứ như xương và vỏ cứng. Việc bảo quản mô mềm là rất hiếm, chỉ được ghi nhận ở một số nơi trên khắp thế giới”, Moysiuk nói thêm.

Khu vực hồ Simcoe từng chìm dưới nước và là một phần của biển nhiệt đới nông bao phủ phần lớn vùng đất là Canada ngày nay. Trải qua hàng triệu năm, đáy biển dần bị vùi lấp bởi trầm tích do bão gây ra.

Nhóm nghiên cứu hy vọng khám phá mới sẽ giúp khỏa lấp khoảng trống trong hồ sơ hóa thạch của nhóm động vật chân đốt tiền sử. Mẫu vật Tomlinsonus dimitrii hiện nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Hoàng gia Ontario và được trưng bày tại phòng Willner Madge như một phần của cuộc triển lãm mang tên “Bình minh của sự sống”.

Theo Đoàn Dương/VNE

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.