Học cách ăn người Nhật, uống ít sữa con vẫn cao lớn

Người Nhật từng thấp hơn người Việt nhưng sau 10 năm, quốc gia này trở thành hiện tượng phát triển thể chất một cách thần kỳ nhờ cải thiện chế độ dinh dưỡng.

Giai đoạn 1950, chiều cao trung bình của nam giới Nhật Bản còn thấp hơn Việt Nam đến 4cm, ở mức 150cm, nữ thấp hơn 2cm với chiều cao 149cm.

Tuy nhiên 15 năm sau đó (1960-1975), thống kê của Bộ Giáo dục Nhật Bản cho thấy chiều cao của thanh thiếu niên Nhật Bản đã tăng lên được 2,8cm đối với nam và 2,5cm đối với nữ giới.

Và sau 35 năm, chiều cao của nam giới Nhật Bản đã bỏ xa Việt Nam đến 7cm, lên mức 1,715m, nữ cao hơn Việt Nam 4,6cm lên mức 1,580m. Đây được coi là hiện tượng “phát triển thể chất một cách thần kỳ”.

Ăn nhiều cá, uống ít sữa

Là người đã từng đến Nhật Bản để nghiên cứu về các bữa ăn của trẻ, PGS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia đúc kết, yếu tố đầu tiên khiến chiều cao của người Nhật tăng nhanh là do coi trọng cân bằng dinh dưỡng.

hoc cach an nguoi nhat uong it sua con van cao lon

Bữa sáng của người Nhật với nhiều món ăn rất phong phú

Từ những năm 1950, người Nhật đã ý thức được việc cần làm phong phú bữa ăn, đặc biệt lưu ý đến vi chất dinh dưỡng và canxi ion hóa được sản xuất từ vỏ sò khai thác vùng phương Bắc Nhật Bản và cả canxi làm từ vỏ trứng gà…

Một cuộc “cách mạng” chế độ dinh dưỡng kéo dài nửa thế kỷ đã được thực hiện tại xứ sở hoa anh đào, trong đó bao gồm tập trung vào bữa sáng cho mọi gia đình.

Theo đó bữa sáng thông thường của gia đình người Nhật rất đa dạng món ăn với 1 quả trứng, 1 miếng cá tuyết, thịt lợn, 2 con tôm, rong biển, hoa quả, bát canh và một ít cơm.

"Tôi đã thăm và cùng ăn cơm tại trường học với học sinh Nhật Bản. Trước khi ăn các em đều được nhắc lại về dinh dưỡng cân đối, từng món ăn cung cấp những chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng gì. Bữa ăn có sữa nhưng chỉ một hộp nhỏ như một chén trà loại bé. Người Nhật ăn nhiều cá và tôi có đủ số liệu bữa ăn người Nhật qua các thời kỳ", PGS Tuyên chia sẻ.

Tập luyện từ nhỏ

Nhật cũng đẩy mạnh tuyên truyền tới các bà nội trợ nhiều thông tin để cải thiện bữa ăn, như 30 loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng.

Đặc biệt họ lưu ý đến bà mẹ mang thai và trẻ 3 năm đầu đời, cũng như khyến cáo mạnh mẽ nuôi con bằng sữa mẹ.

Người dân đất nước mặt trời mọc cũng quan tâm đến chế độ tập luyện cho trẻ em vì giúp trẻ khỏe, dẻo dai và tạo thành thói quen để tiêu hao mỡ dư thừa.

PGS Tuyên cho biết, học theo Nhật, năm 2015, Viện Dinh dưỡng đã xây dựng tháp dinh dưỡng cho từng nhóm lứa tuổi riêng và sẽ phát hành album thành phần dinh dưỡng 500 món ăn thông dụng nhất tại các gia đình người Việt để các gia đình chọn lựa như người Nhật đã làm.

Việt Nam cũng đã xây dựng chuẩn phát triển cho trẻ 7 tuổi, trong đó có cả chuẩn vận động do UNICEF hỗ trợ.

Theo VNN

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ ngày mai (17/11), Hà Tĩnh khả năng có gió Đông Bắc mạnh cấp 3, cấp 4; nhiệt độ thấp nhất 20 độ C.
Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15
Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?
Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?