Hội nghị trực tuyến OPEC+ khó đạt thỏa thuận cứu thị trường dầu mỏ

Hai nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới là Nga và Saudi Arabia mong muốn thành lập được một liên minh lớn hơn, trong đó bao gồm yêu cầu Mỹ cũng phải chịu gánh nặng của việc cắt giảm sản lượng.

Một cơ sở khai thác dầu ở Cotulla, Texas, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo đánh giá của chuyên gia Stratfor, Hội nghị trực tuyến giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác bên ngoài (OPEC+) gồm có Nga, để thảo luận về một thoả thuận nhằm giải cứu thị trường dầu mỏ do tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn ra trong ngày 6/4 khó đạt được kết quả như mong đợi.

Nhận định này bắt nguồn từ lập trường của hai nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới là Nga và Saudi Arabia, mong muốn thành lập được một liên minh lớn hơn, trong đó bao gồm yêu cầu Mỹ cũng phải chịu gánh nặng của việc cắt giảm sản lượng.

Tuy nhiên, trước đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã khẳng định rằng nước này không có ý định áp đặt quy định cắt giảm sản lượng bắt buộc đối với các doanh nghiệp dầu mỏ của Mỹ.

Hơn nữa, theo hệ thống luật pháp của nước này, chỉ duy nhất bang Texas (sản xuất 40% tổng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ) có khung pháp lý để thực hiện việc cắt giảm sản lượng ở cấp độ bang.

Lần gần đây nhất, Texas viện dẫn quy định trên để cắt giảm sản lượng vì lý do “chống lãng phí” đã cách đây một nửa thế kỷ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của hội nghị lần này bao gồm sự sẵn lòng của Saudi Arabia trong việc trở lại đề nghị Nga thực hiện một đợt cắt giảm sản lượng thấp hơn nhiều, hoặc sự sẵn sàng của Riyadh trong việc chấp nhận cam kết chỉ cắt giảm sản lượng của bang Taxes từ Mỹ.

Trong bất kỳ trường hợp nào, một thỏa thuận để duy trì giá dầu thô ngọt nhẹ ở mức trên 30 USD/thùng có lẽ không phải là kết quả khả quan nhất trong cuộc họp lần này./.

theo Vietnam+

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.