Đại cử tri đoàn tại các bang trên toàn nước Mỹ hôm nay 19/12 sẽ chính thức bỏ phiếu để bầu ra tổng thống tiếp theo. Đây có thể là thủ tục cuối cùng công nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và ứng viên Dân chủ Hillary Clinton. (Ảnh: Getty)
Hôm nay tất cả 538 đại cử tri của Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu ra tổng thống thứ 45, kế nhiệm Tổng thống Barack Obama. Tại tất cả 50 bang và District of Columbia, các đại cử tri - những người do các đảng ở mỗi bang chọn ra - sẽ nhóm họp để bỏ lá phiếu của mình. Đây có thể coi là thủ tục cuối cùng công nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donnald Trump.
Theo quy định liên bang, mỗi đại cử tri sẽ phải ký tên vào 6 bản để xác nhận lựa chọn tổng thống và phó tổng thống của mình. Trong đó, 2 phiếu sẽ được chuyển vào Lưu trữ Quốc gia, một phiếu chuyển cho Thượng viện và 2 phiếu cho người đứng đầu Ủy ban bầu cử bang, phiếu còn lại cho một thẩm phán bang.
Sau cuộc bỏ phiếu hôm nay, bước cuối cùng là ngày 6/1, Quốc hội sẽ chính thức kiểm đếm số phiếu bầu. Phó Tổng thống Joe Biden sẽ chủ trì sự kiện này.
Nghị sĩ quốc hội có quyền phản đối phiếu bầu của một đại cử tri hoặc của toàn bang nào đó và nếu được lưỡng viện ủng hộ thì lá phiếu đó sẽ không được tính. Tuy nhiên, kịch bản này chưa từng xảy ra.
Quốc hội Mỹ sẽ công bố người chiến thắng cuối cùng và tân tổng thống sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 tới, đồng thời tiếp quản Nhà Trắng từ người tiền nhiệm.
Theo cơ chế bầu cử ở Mỹ, cử tri không trực tiếp bầu tổng thống mà do đại cử tri bầu ra. Thông thường, đại cử tri ở bang nào thì sẽ bỏ phiếu cho ứng viên chiến thắng trong bầu cử phổ thông ở bang mình. Tuy nhiên, không có điều khoản nào trong Hiến pháp Mỹ cấm đại cử tri không bỏ phiếu cho ứng viên chiến thắng ở bang mình, hay còn gọi là những đại cử tri "bất trung". Trong lịch sử bầu cử tổng thống khoảng 80 năm qua ở Mỹ, chỉ có 9 đại cử tri bất trung. Một giáo sư đại học Harvard hồi cuối tuần trước nói rằng hiện có ít nhất 20 đến 30 đại cử tri đã liên hệ với ông và cho biết sẵn sàng “bất trung” với Tổng thống đắc cử Trump.
Kết quả bầu cử phổ thông hôm 8/11 cho thấy, ông Trump có khả năng giành được 306 phiếu đại cử tri, trong khi ứng viên Dân chủ Hillary Clinton chỉ giành 232 phiếu. Nói cách khác, sau cuộc bỏ phiếu hôm nay, ông Trump được dự đoán sẽ giành 56,9% số phiếu đại cử tri, trở thành người giành nhiều phiếu đại cử tri thứ 44 trong số 54 cuộc bầu cử tổng thống kể từ năm 1804, nhiều hơn của Tổng thống George W. Bush năm 2000 và 2004.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định mức thuế quan áp dụng đối với ôtô và phụ tùng ôtô nhập khẩu vào Mỹ chắc chắn sẽ được duy trì để "đảm bảo sự công bằng."
Trong lời kêu gọi tài trợ khẩn cấp cho Myanmar, WHO nêu rõ: "WHO đã phân loại cuộc khủng hoảng này là tình trạng khẩn cấp Cấp độ 3 - mức cao nhất theo Khung Ứng phó Khẩn cấp của tổ chức."
Sau trận động đất kinh hoàng tại Myanmar, nhiều quốc gia đã nhanh chóng triển khai các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp, trong đó có Việt Nam, Singapore, Campuchia, Ấn Độ và nhiều tổ chức, quốc gia khác.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ dự đoán trong kịch bản tồi tệ nhất, trận động đất 7,7 độ ở Myanmar có thể khiến 100.000 người chết và gây thiệt hại nặng về kinh tế.
Lệnh cưỡng chế di dời khỏi Gaza đang đe dọa tính mạng người dân Palestine và khiến hàng trăm nghìn người mất nơi ở hoặc không được tiếp cận các nhu cầu cơ bản.
Trận động đất 7,7 độ trưa 28/3 phá hủy nhiều tu viện, nhà cửa ở Myanmar, làm sập một tòa nhà 30 tầng đang thi công ở Thái Lan, dự kiến gây thương vong lớn.
Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị Liên hợp quốc tạm lãnh đạo Ukraine, với lập luận rằng chính quyền hiện tại ở Ukraine là bất hợp pháp vì không có cuộc bầu cử nào được tổ chức.
Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.
Nga sẵn sàng ký một thỏa thuận mới nhằm đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đen nếu Mỹ "ra lệnh" cho chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuân thủ các điều khoản.
Việc Nhà Trắng vô tình mời một nhà báo vào nhóm chat bàn kế hoạch không kích Houthi đang gây sốc trong chính quyền, đặt ra câu hỏi về tính chuyên nghiệp của họ.
Điều kiện khắc nghiệt tại khu vực tìm kiếm, cùng với việc máy bay đã mất tích quá lâu đang tạo ra thách thức không nhỏ cho chiến dịch tìm kiếm lại MH370.
Không quân Mỹ mới đây đã chính thức lựa chọn Boeing cho hợp đồng thiết kế và chế tạo tiêm kích tàng hình thế hệ thứ sáu đầu tiên trên thế giới trị giá 20 tỷ USD, với tên gọi F-47.
Hãng Bloomberg đưa tin trong 2 tháng cầm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải đối mặt với hơn 150 vụ kiện về tính hợp pháp trong các hành động của chính quyền do ông đứng đầu.
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump lạc quan về khả năng Nga-Ukraine sớm đạt lệnh ngừng bắn và khẳng định ông cảm thấy Tổng thống Vladimir Putin muốn hòa bình.
Người sáng lập Amazon Jeff Bezos và vị hôn thê Lauren Sanchez đã bắt đầu gửi thiệp mời khách tới dự đám cưới trên du thuyền Koru vào tháng 6, theo truyền thông Mỹ.
Ở tuổi 72, bà Netumbo Nandi-Ndaitwah đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11/2024, đánh dấu một cột mốc quan trọng khi trở thành một trong số ít các nhà lãnh đạo nữ tại châu Phi.
Sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục của ông Trump không làm thay đổi lớn đến hệ thống đào tạo, nhưng có thể tăng áp lực với những học sinh nghèo hoặc khuyết tật cần hỗ trợ.