(Baohatinh.vn) - Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã phối hợp cùng các tổ chức, đơn vị hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng cho 12 dự án, giúp ĐVTN xuất khẩu lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 chuyển đổi nghề, phát triển kinh tế trên quê hương.
Sáng ngày 15/9, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh tổ chức chương trình ký kết hỗ trợ thanh niên xuất khẩu lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Chương trình nhằm hỗ trợ sinh kế, cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe, kỹ năng sống giúp thanh niên xuất khẩu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 chuyển đổi việc làm, phát triển kinh tế.
Đây là những thanh niên đã có hợp đồng đi xuất khẩu lao động nhưng không thực hiện được hoặc đã đi xuất khẩu lao động nhưng phải trở về do dịch COVID-19.
Trên cơ sở khảo sát và kiểm tra thực tế, Tỉnh đoàn và Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương Đoàn đã lựa chọn 12 dự án để triển khai hỗ trợ đợt 1 với tổng kinh phí 1,008 tỷ đồng vốn vay không hoàn lại của Quỹ Dân số Liên hợp Quốc và Chính phủ Nhật Bản.
Bí thư Tỉnh đoàn Lê Thành Đông đề nghị các chủ dự án sử dụng đúng mục đích các khoản kinh phí hỗ trợ, đảm bảo tiến độ các nội dung, phần việc đề ra
Các dự án của thanh niên được hỗ trợ vốn trong dịp này chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực: nông nghiệp, dịch vụ, cơ khí, thủy sản.
Mỗi dự án được hỗ trợ từ 75 - 100 triệu đồng để trang bị máy móc sản xuất, con giống, tiếp cận quy trình kỹ thuật hiện đại, xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả bền vững trên quê hương mình.
Đây là nguồn lực có ý nghĩa quan trọng, giúp các chủ dự án vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, có kinh phí để triển khai và hoàn thiện sáng kiến của mình, đồng thời góp phần tạo việc làm cho các ĐVTN khó khăn tại địa phương.
Lãnh đạo Tỉnh đoàn và các chủ dự án ký kết hợp đồng hỗ trợ chuyển đổi việc làm, phát triển kinh tế.
Năm 2021, với chủ đề “Năm Thanh niên Hà Tĩnh khởi nghiệp, lập nghiệp”, phong trào thanh niên làm kinh tế đã diễn ra sôi nổi, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong thanh niên. Các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh đã hỗ trợ thành lập mới hơn 150 mô hình kinh tế thanh niên có hiệu quả, đa dạng trên các lĩnh vực.
Ban Thường vụ Tỉnh đoàn thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các cơ chế chính sách về phát triển kinh tế, khởi nghiệp, lập nghiệp; tổ chức các diễn đàn đối thoại, tư vấn, trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho thanh niên; tập huấn kỹ năng, kiến thức khởi sự doanh nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; tổ chức tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình, điển hình làm ăn có hiệu quả...
Hơn 38,2 tỷ đồng được trích từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2025 hỗ trợ xây mới, cải tạo, sửa chữa 880 nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ ở Hà Tĩnh.
Theo BHXH Hà Tĩnh, trong danh sách này có 24 đơn vị tháng 3/2025 chưa nộp hoặc nộp một phần nhỏ giảm nợ, bổ sung thêm 6 đơn vị có số nợ lớn và thời gian nợ kéo dài
Những căn nhà mới đầu tiên từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã hoàn thành, là động lực cho các gia đình khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 12/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, có hiệu lực thi hành từ ngày 4/5/2025.
TP Hà Tĩnh đã hoàn thành khởi công xây mới, sửa chữa 184/184 ngôi nhà thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, quyết tâm bàn giao cho người dân trước ngày 19/5 tới.
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp tục bám sát, triển khai nghiêm túc nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt hiệu quả cao.
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4 năm 2025.
Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Chương trình thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở Hà Tĩnh nhằm tìm kiếm, xác định thông tin và mở ra cơ hội để các gia đình tìm thấy hài cốt liệt sĩ.
Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Tổ công tác triển khai Đề án 06 tiếp tục phối hợp với các địa phương ở Hà Tĩnh lấy mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính tại cụm số 3 và cụm số 4.
Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Các địa phương thuộc cụm số 1 và số 2 bắt đầu triển khai thu thập mẫu ADN cho mẹ liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ chưa xác định danh tính tại Hà Tĩnh từ ngày 23/3/2025.
Công an Hà Tĩnh triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính giúp sớm hình thành được ngân hàng gen đối chứng với những mộ phần khuyết danh.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh Trần Nhật Tân đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát; thường xuyên kiểm tra, giám sát công trình để đảm bảo chất lượng.
Thành lập các tổ thợ nề cựu chiến binh, xây dựng quỹ 1.000 đồng là những cách làm được hội viên Hội Cựu chiến binh Hà Tĩnh triển khai nhằm chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Hiện các quy định về tiền lương cả khu vực Nhà nước và doanh nghiệp đều gắn với các đơn vị hành chính. Do đó, song song với sắp xếp sáp nhập các tỉnh, xã cũng sẽ phải điều chỉnh các quy định này.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; đây cũng là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của Hà Tĩnh.
Trong 30 đơn vị nợ đóng các loại bảo hiểm số tiền lớn và thời gian nợ kéo dài vừa được BHXH Hà Tĩnh công bố, có 29 đơn vị chưa nộp giảm nợ và bổ sung thêm 1 đơn vị.
Với phương châm: “Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân chủ động, cộng đồng giúp đỡ”, năm 2025, TX Hồng Lĩnh đặt mục tiêu xây mới và sửa chữa 35 ngôi nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo...
Một người có thu nhập 15 triệu đồng/tháng vừa thuộc diện thu nhập thấp theo tiêu chí nhà ở xã hội nhưng lại phải đóng thuế thu nhập cá nhân, cho thấy sự chồng chéo và khoảng trống chính sách.