(Baohatinh.vn) - Đã có 12/13 huyện, thành phố, thị xã ở Hà Tĩnh chi trả gần 160 tỷ đồng tiền hỗ trợ cho người dân theo Nghị quyết 42 của Chính phủ.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh kiểm tra công tác chi trả tiền hỗ trợ cho người dân tại huyện Hương Khê
Theo Sở LĐ-TB&XH, theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, toàn tỉnh có hơn 173.000 người thuộc 4 nhóm đối tượng: người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, nhân khẩu thuộc hộ nghèo, cận nghèo được phê duyệt nhận tiền hỗ trợ với số tiền trên 202 tỷ đồng.
Huyện Hương Khê có 17.442 người có công, bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo đã được chi trả hỗ trợ với số tiền hơn 19,4 tỷ đồng. (Trong ảnh: UBND thị trấn Hương Khê chi trả tiền cho người dân)
Từ ngày 29/4 đến ngày 13/5, toàn tỉnh đã có 12/13 huyện, thành phố, thị xã đã thực hiện chi trả cho hơn 133.300 người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, với số tiền gần 160 tỷ đồng.
Trong đó, đã chi trả cho 31.685 người có công với cách mạng; 44.319 đối tượng bảo trợ xã hội; hơn 17.000 nhân khẩu hộ nghèo và hơn 40.000 nhân khẩu hộ cận nghèo.
Thị trấn Vũ Quang (Vũ Quang) chi trả tiền hỗ trợ cho người dân
Đến nay, huyện Cẩm Xuyên là địa phương duy nhất trong tỉnh chưa thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho 4 đối tượng là người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, người nghèo và cận nghèo.
Dự kiến từ ngày 15/5, huyện Cẩm Xuyên sẽ chi trả đồng loạt tiền hỗ trợ đến tận tay người dân.
Sở LĐ-TB&XH đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương rà soát, thống kê các đối tượng thuộc nhóm hỗ trợ còn lại, xác định chính xác đối tượng để tiến hành chi trả cho các nhóm người lao động bị tạm hoãn hợp đồng hoặc nghỉ việc không hưởng lương; hộ kinh doanh; người lao động bị chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm; người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động.
Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã và đang thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế, góp phần mang lại niềm tin, động lực cho các hộ nghèo trên địa bàn.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vận động ít nhất mỗi người một ngày công ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” để xây dựng nhà đại đoàn kết, tặng quà, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo năm 2024.
Các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2024 một cách bài bản, chặt chẽ, công khai, minh bạch, bảo đảm đúng người, đúng đối tượng.
Chương trình tập huấn nhằm cung cấp kỹ năng và kiến thức cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cơ sở, góp phần triển khai có hiệu quả kế hoạch giảm nghèo ở Hương Khê (Hà Tĩnh).
Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo góp phần giúp người nghèo tiếp cận các hình thức hỗ trợ, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Hơn 36 tỷ đồng từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giúp nhiều gia đình ở Tùng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) hiện thực hóa giấc mơ đổi thay cuộc sống.
Hội nghị tập huấn sử dụng phần mềm “Cơ sở dữ liệu người có công với cách mạng” giúp cán bộ ngành LĐ-TB&XH Hà Tĩnh giải quyết thủ tục hành chính liên thông đầy đủ, kịp thời và chính xác.
Nhiều ý kiến xác đáng đã được đại biểu Hà Tĩnh kiến nghị, đề xuất vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế để Quốc hội xem xét trong kỳ họp sắp tới.
Hội nghị tập huấn và đối thoại góp phần giải quyết kịp thời những vướng mắc về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).
Dù mới ra đời nhưng mô hình CLB nông dân hướng tới có lương hưu ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã phát huy hiệu quả, góp phần lan tỏa chính sách BHXH đến tận đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định mới về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Cử tri huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đề xuất, kiến nghị nhiều nội dung đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất...
Nhờ công tác tuyên truyền sâu sát, đồng bào dân tộc Lào và người dân thôn biên giới Phú Lâm (Phú Gia, Hương Khê, Hà Tĩnh) đã tham gia BHXH để được hưởng lương hưu.
Hoạt động tập huấn góp phần giúp đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) nâng cao năng lực chuyên môn, nhằm hỗ trợ người dân trên địa bàn vươn lên thoát nghèo.
Với các giải pháp đa dạng, công tác giảm nghèo ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đạt những kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Lớp sơ cấp nghề cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, hướng tới giảm nghèo bền vững.
Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 53/2024/TT-BQP quy định điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Hệ thống truyền thanh cơ sở đã giúp người dân huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp cận thông tin, từng bước thay đổi nhận thức, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bộ Nội vụ thống nhất với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra về phương án các dịp nghỉ lễ năm 2025 như: Tết Âm lịch, Quốc khánh, Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5.
Không chỉ được tập huấn các chính sách mới, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh còn được Cục Thuế tỉnh đối thoại để kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính thuế.
Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã tổ chức trao hơn 12.400 con gà nhằm hỗ trợ sinh kế góp phần thoát nghèo bền vững cho người dân ở 6 xã, thị trấn trên địa bàn.
Hơn 200 người được nâng cao kỹ năng nghiệp vụ rà soát hộ nghèo, cận nghèo ở Nghi Xuân ( Hà Tĩnh) nhằm đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo đúng thực tế tại địa phương.
Xác định giảm nghèo bền vững là một trong những giải pháp đảm bảo an ninh vùng biên, xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều giải pháp, từng bước cải thiện đời sống của Nhân dân.
Trong 5 năm, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) có gần 700 hộ nghèo, cận nghèo và hộ chính sách có nhà mới; 11 nhà văn hóa cộng đồng - ngôi nhà trí tuệ được xây dựng.