(Baohatinh.vn) - Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa mở đợt cao điểm tuyên truyền, phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về pháo nổ trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu.
Cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH) Công an huyện Kỳ Anh tuyên truyền học sinh Trường THCS Kỳ Sơn không sử dụng pháo nổ.
Nhằm tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nói chung và pháo nói riêng, Công an huyện Kỳ Anh phối hợp với chính quyền các địa phương đã tổ chức tuyên truyền và ký cam kết với các trường học, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các hộ dân... trên địa bàn.
Học sinh Trường THPT Kỳ Lâm tham gia phần hỏi đáp về Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý sử dụng pháo
Theo đó, từ cuối tháng 12/2020 đến đầu tháng 1/2021, Công an huyện Kỳ Anh đã tổ chức 10 buổi tuyên truyền về những nội dung cơ bản Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo và một số quy định pháp luật có liên quan cho cán bộ, công nhân viên chức, người dân xã Lâm Hợp và 4.850 giáo viên, học sinh Trường THPT Kỳ Lâm, Trường THPT Nguyễn Huệ, Trường THCS Kỳ Sơn, Trường THCS Lâm Hợp, Trường Tiểu học Kỳ Bắc.
Giáo viên và học sinh Trường THPT Kỳ Lâm ký cam kết với sự chứng kiến của cán bộ Công an huyện Kỳ Anh.
Bên cạnh đó, Công an huyện đã tiến hành ký cam kết với 34.565 hộ ở 154 thôn xóm; 91 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và 153 cơ sở ngành nghề kinh doanh có điều kiện đóng trên địa bàn không để xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu.
Người dân thôn Sơn Bình II ký cam kết
Ngoài ra, Đội Cảnh sát QLHC về TTXH (Công an huyện Kỳ Anh) đã phối hợp với công an các xã ký cam kết với 1.666 giáo viên, 18.215 học sinh tại 57 đơn vị trường học trên địa bàn không sử dụng pháo nổ trong dịp tết.
Phạm Viết Công (trú xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) sử dụng mạng xã hội đăng tải hàng trăm bài viết, video vu khống, xuyên tạc, bịa đặt, xúc phạm danh dự các tổ chức, cá nhân.
Quyết tâm “làm sạch” thị trường, Công an Hà Tĩnh đã triệt phá thành công các đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả quy mô lớn, góp phần bảo vệ an toàn cho người dân trước vấn nạn hàng hóa kém chất lượng, độc hại.
Vì tranh chấp di sản thừa kế, người chung một nhà đã vứt bỏ tình thân. Vì vậy, việc tìm hiểu quy định về quyền thừa kế và cách lập di chúc hợp pháp vô cùng quan trọng.
Với những kịch bản lừa đảo "bắt cóc online" ngày càng tinh vi, mỗi người dân Hà Tĩnh cần chủ động trang bị kiến thức, nâng cao cảnh giác để tự bảo vệ mình trước mối nguy này.
Theo Công an Hà Tĩnh, các đối tượng đã thống nhất đưa các công dân đi du lịch tại Thái Lan nhằm mục đích "tráng hộ chiếu" rồi mới tổ chức sang Hàn Quốc bằng visa du lịch.
Lúc 9h sáng 11/7, hội đồng xét xử bắt đầu công bố bản án, cáo buộc cựu bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan nhận hối lộ 25 tỉ và 1 triệu USD từ ông chủ Phúc Sơn. Nhiều cựu lãnh đạo khác của Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi nhận tiền từ vài tỉ đến gần 50 tỉ.
Phẩm "mua" các nữ nhân viên từ nhiều đầu mối với giá hàng chục triệu đồng mỗi người, trong đó N.T.Q.A. (15 tuổi, quê Hà Tĩnh) là nạn nhân trong đường dây này.
Phóng viên Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố, tạm giam về tội “Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức”.
Chiến dịch cao điểm 50 ngày đêm cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài trên địa bàn Hà Tĩnh diễn ra từ ngày 1/7 đến hết ngày 19/8/2025.
Cục Cảnh sát giao thông dự kiến thông báo tới chủ phương tiện trong vòng hai tiếng sau khi vi phạm được phát hiện, nhằm giảm rắc rối cho người dân và nâng cao hiệu quả xử lý.
Từ năm 2020 đến nay, Nguyễn Thị Thu Hường bán nhiều hàng hóa như phụ kiện, túi xách, đồng hồ, kim cương... của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới trên mạng xã hội mà không kê khai thuế.
Cơ quan CSĐT, Bộ Công an vừa khởi tố 4 bị can là lãnh đạo, cán bộ thuộc các Cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Thanh Hóa trong vụ án xảy ra tại Công ty Thiên An Phát và các đơn vị liên quan
Dù ở bất kỳ địa bàn nào, đội ngũ công chức phụ trách lĩnh vực tư pháp xã, phường tại Hà Tĩnh đều nỗ lực trở thành "cánh tay nối dài" của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được thực hiện một cách tốt nhất.
Với những quy định mới về thẩm quyền và sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ cơ sở, công tác xử lý vi phạm hành chính tại Hà Tĩnh được kỳ vọng sẽ ngày càng đi vào chiều sâu, minh bạch hơn.
Lợi dụng việc sắp xếp đơn vị hành chính, các đối tượng lừa đảo mạo danh các cơ quan quản lý nhà nước gọi điện hướng dẫn người dân truy cập đường dẫn hoặc cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo có chứa mã độc.
Trong quá trình tuần tra đảm bảo ANTT lúc rạng sáng, Công an xã Đức Thịnh (Hà Tĩnh) phát hiện 3 thanh niên điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, mang theo hung khí.
Các tòa án nhân dân (TAND) khu vực trên địa bàn Hà Tĩnh nhanh chóng thích nghi với mô hình mới; tích cực hướng dẫn, tư vấn cho đương sự quá trình giải quyết các vụ việc.
Chị Nguyễn Thị Yến Anh (phường Trần Phú, Hà Tĩnh) nhận được tin nhắn từ facebook Nguyễn Quang Kiên (trùng tên con trai), yêu cầu chuyển gấp số tiền 180 triệu đồng vào tài khoản ACB Bank.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự nâng gấp 2 lần hình phạt tiền với 24 tội danh, tập trung vào nhóm tội về hàng giả, môi trường, an toàn thực phẩm, tham nhũng...
Nguyễn Đình Hiếu - Trưởng Văn phòng đại diện Tạp chí Thương hiệu và Pháp luật cùng đồng phạm đã lừa đảo anh T.S.C, trú tại xã Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh tổng số tiền lên đến 1,2 tỷ đồng.
Người dân Hà Tĩnh tuyệt đối không nên đăng ảnh VNeID lên mạng sau khi cập nhật địa chỉ mới. Hành động này sẽ tạo cơ hội cho kẻ gian đánh cắp thông tin cá nhân và thực hiện các hành vi lừa đảo.
Cơ quan chức năng vừa có thông báo không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến tố giác Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh ra thị trường.