Họp khẩn với mức thuế đối ứng 46% của Mỹ

Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.

Người lao động làm việc trong nhà máy sợi ở Tây Ninh - Ảnh: HỒNG PHÚC
Người lao động làm việc trong nhà máy sợi ở Tây Ninh - Ảnh: HỒNG PHÚC

Vào ngày 2-4, Tổng thống Donald Trump công bố chính sách thuế mới, áp dụng mức thuế cơ bản 10% cho hàng nhập khẩu và thuế đối ứng cao hơn cho hơn 60 quốc gia, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho Việt Nam ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may và gỗ.

Để lại "dư địa linh hoạt" cho đàm phán

16h ngày ngày 2-4 (giờ Washington DC), Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế quan mới, gọi đây là "Ngày Giải phóng" (Liberation Day) - thời khắc Mỹ "giành lại chủ quyền kinh tế".

Theo đó, từ ngày 5-4, mức thuế cơ bản 10% sẽ áp dụng cho mọi hàng nhập khẩu từ các đối tác thương mại. Từ ngày 9-4, mức thuế "có đi có lại" cao hơn sẽ áp lên hơn 60 quốc gia mà Mỹ gọi là "gây mất cân bằng thương mại", như Trung Quốc (34%) và Việt Nam (46%).

Chia sẻ trên trang cá nhân, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco (Mỹ), cho rằng thuế quan là đòn bẩy mặc định, buộc các nước chấp nhận điều khoản thương mại có lợi cho Mỹ, thay vì dựa vào thể chế đa phương như trước.

Chính sách này phản ánh nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump trong việc giảm thâm hụt thương mại, vốn đạt 1,2 nghìn tỉ USD năm 2024, nhằm tái định vị Mỹ trong thương mại toàn cầu.

Điểm đặc biệt, chính sách lần này không chỉ là thuế quan đơn thuần mà còn kết hợp cả rào cản phi quan thuế và các chính sách thao túng tiền tệ mà Mỹ cho rằng các quốc gia đang áp dụng cho hàng hóa Mỹ.

Ông Trump công bố chính sách thuế với hàng chục quốc gia, Việt Nam chịu mức thuế đối ứng 46%

Mặc dù tăng thuế cao đột ngột, Tổng thống Trump coi mức thuế "có đi có lại" này là "hữu nghị". Lý do ông đưa ra là Mỹ mới chỉ áp 50% mức thuế tính theo một công thức khá phức tạp của Bộ Tài chính Mỹ, nhằm để lại "dư địa linh hoạt" cho đàm phán.

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn nói, công thức tính thuế dựa trên thâm hụt nghĩa là chuyển từ thuế theo ngành sang thuế quốc gia, dựa trên tỉ lệ thâm hụt thương mại song phương, như Việt Nam (90%) hay Trung Quốc (54% tổng thực tế).

Tổng thống Trump cho rằng mức thuế "có đi có lại" này mới chỉ bằng nửa mức Mỹ tính toán, thể hiện ý định linh hoạt, mở đường cho đàm phán song phương với các nước.

Mức thuế nêu trên sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng, đẩy các nước và doanh nghiệp hướng tới nội địa hóa sản xuất, thay đổi xu thế thương mại tự do.

Và đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền của ông Trump dùng Đạo luật IEEPA 1977, tuyên bố tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia, loại bỏ cơ chế đa phương, hành động đơn phương quyết liệt.

Gỗ, dệt may họp khẩn

Hàng loạt ngành nghề Việt Nam như đồ gỗ nội thất, dệt may, linh kiện điện tử hay thủy sản sẽ bị ảnh hưởng lớn từ mức thuế nêu trên.

Năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam đạt hơn 16,2 tỉ USD. Mỹ vẫn chiếm vị trí số 1 cho xuất khẩu ngành gỗ cả nước.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này năm ngoái đạt hơn 9,1 tỉ USD, chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Tuy nhiên, thị trường nội địa chỉ nhập khẩu khoảng 380 triệu USD nguyên liệu từ nước này, tức xuất siêu 9 tỉ USD.

Đồ gỗ nội thất Việt Nam xuất sang Mỹ phần lớn hưởng thuế 0%, chỉ có tỉ lệ nhỏ ván chịu thuế 8%. Ngược lại, hàng hóa cùng ngành của Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam có loại chịu thuế từ 20 - 25%.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông Ngô Chơn Trí, giám đốc vận hành nhà xuất khẩu đồ gỗ nội thất Yes4All, cho biết từ đêm qua, nhiều nhân sự của công ty đã trao đổi về vấn đề thuế và sáng nay họp khẩn.

"Chúng tôi mới nhận được tin của một khách hàng Mỹ mới nói rằng 10% áp dụng cho tất cả các ngành nghề, còn mức 46% chỉ áp dụng cho nông sản và máy móc. Chúng tôi sẽ kiểm tra với nhiều đầu mối, kể cả hãng tàu để kiểm chứng lại thông tin này" - ông Trí cho biết.

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may Việt Nam, với kim ngạch đạt hơn 10 tỉ USD trong năm 2024, chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu. Nhờ đó, Việt Nam vươn lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu dệt may, chỉ sau Trung Quốc, với tổng kim ngạch đạt khoảng 43,5 tỉ USD.

Trong hai tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu hơn 7 tỉ USD hàng dệt may và tỉ trọng xuất khẩu sang Mỹ vẫn ở mức 40%.

Ông Phạm Xuân Hồng, chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan TP.HCM, cho biết sáng nay sẽ họp trao đổi với các hội viên, trao đổi cung cấp thông tin chính xác về mức thuế mới của Mỹ cũng như đưa ra một số kiến nghị đề xuất.

Theo CNBC, chính quyền Trump sử dụng công thức: Thuế quan = Thâm hụt thương mại song phương / Tổng giá trị nhập khẩu từ nước đó. Ví dụ, Việt Nam xuất sang Mỹ 136,6 tỉ USD, nhập 13,1 tỉ USD, thâm hụt 123,5 tỉ USD - tương đương 90% tổng xuất, nhập khẩu, mà Mỹ cho rằng đây là mức "thuế" mà Việt Nam đang "áp" cho hàng hóa Mỹ. Do đó, Mỹ áp thuế 46%, tức một nửa mức tính toán.

Công thức này phản ánh mức độ mất cân bằng thương mại theo cách tính của Mỹ, không dựa vào thuế danh nghĩa các nước công bố.

tuoitre.vn

Đọc thêm

Giá xăng ngày 15/5 sẽ bật tăng?

Giá xăng ngày 15/5 sẽ bật tăng?

Giá xăng dầu ngày 15/5 được dự báo sẽ bật tăng sau 2 phiên giảm liên tiếp, mức tăng dự kiến dao động 350-500 đồng/lít.
Giá vàng thế giới "rơi" thẳng đứng

Giá vàng thế giới "rơi" thẳng đứng

Giá vàng thế giới "bốc hơi" gần 70 USD ngay phiên đầu tuần, sau khi Mỹ và Trung Quốc công bố đã đạt được thoả thuận tạm hoãn thuế trong vòng 90 ngày.
Tài chính thị trường ngày 12/5: Nở rộ trào lưu đầu tư bạc thỏi

Tài chính thị trường ngày 12/5: Nở rộ trào lưu đầu tư bạc thỏi

Với chi phí thấp hơn vàng, dễ tiếp cận và tiềm năng tăng giá, bạc miếng và bạc thỏi đang trở thành lựa chọn tích sản mới, thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/5 của Báo Hà Tĩnh.
Giá vàng hôm nay 12/5/2025: Vẫn ở mức cao

Giá vàng hôm nay 12/5/2025: Vẫn ở mức cao

Giá vàng hôm nay 12/5/2025: Giá vàng tiếp tục được điều chỉnh vào tuần trước. Nhiều ý kiến cho rằng, dù đà tăng của vàng có thể sẽ bị hạn chế trong tuần này, nhưng giá vẫn sẽ ở mức cao.
Giá vàng hôm nay 10/5/2025: Giá vàng tăng khi đồng USD yếu

Giá vàng hôm nay 10/5/2025: Giá vàng tăng khi đồng USD yếu

Giá vàng hôm nay 10/05/2025: Giá vàng đã tăng hơn 1%, khi đồng USD giảm nhẹ, trong bối cảnh thị trường đang phản ứng với những phát biểu mới nhất về thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước thềm cuộc gặp cuối tuần giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Vấn nạn hàng giả là câu chuyện không mới nhưng chưa khi nào hết nhức nhối trong xã hội. Các vụ việc sản xuất hàng giả liên tiếp được phát hiện càng khiến người tiêu dùng trong nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng lo lắng.
Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Dưới làn sóng chuyển đổi số, các ngân hàng đang cắt giảm mạnh nhân sự, có nơi giảm cả nghìn người. Tuy nhiên, vẫn có những nhà băng khẳng định sẽ tiếp tục tuyển dụng nhân sự mới.