Huy động hơn 730 triệu đồng trùng tu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Phan Đình Bút

(Baohatinh.vn) - Con cháu dòng họ Phan Văn khắp cả nước đã huy động gần 730 triệu đồng để trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa (LSVH) nhà thờ Phan Đình Bút tại thôn Phù Ích, xã Ích Hậu (Lộc Hà, Hà Tĩnh).

Sáng 30/8, xã Ích Hậu long trọng tổ chức lễ khánh thành trùng tu, tôn tạo di tích LSVH cấp tỉnh nhà thờ Phan Đình Bút.

Huy động hơn 730 triệu đồng trùng tu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Phan Đình Bút

Ông Phan Bá Đấu - đại diện cho dòng họ Phan Văn đọc diễn văn tại lễ khánh thành trùng tu, tôn tạo di tích LSVH cấp tỉnh nhà thờ Phan Đình Bút.

Di tích LSVH cấp tỉnh nhà thờ Phan Đình Bút thuộc dòng họ Phan Văn, được xây dựng cách đây hơn 600 năm tại thôn Phù Ích, xã Ích Hậu. Đây là nơi thờ tự, tôn vinh nhiều nhân vật có công lao lớn, đóng góp vào quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, là điểm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng lâu đời của người dân trong xã.

Huy động hơn 730 triệu đồng trùng tu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Phan Đình Bút

Con cháu dòng họ Phan Văn chuẩn bị lễ vật làm lễ tế.

Tuy nhiên, trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, di tích này đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Vì thế, năm 2008, dòng họ Phan Văn cùng với chính quyền các cấp đệ trình lên Bộ VH-TT&DL xin được trùng tu, tôn tạo lại di tích LSVH nhà thờ Phan Đình Bút và đã được Bộ phê duyệt.

Huy động hơn 730 triệu đồng trùng tu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Phan Đình Bút

Nhờ nguồn đầu tư, nhà thờ Phan Đình Bút được tôn tạo khang trang, kiên cố hơn.

Dự án trùng tu di tích được con cháu dòng họ Phan Văn trên mọi miền đất nước, các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn ủng hộ. Đến nay, ngoài nguồn kinh phí của tỉnh là hơn 120 triệu đồng, đã có trên 400 lượt người tham gia đóng góp với tổng số tiền hơn 730 triệu đồng.

Sau hơn 9 tháng xây dựng khẩn trương, nhà thờ Phan Đình Bút đã được hoàn thành khang trang, kiên cố hơn, xứng tầm di tích LSVH cấp tỉnh, đáp ứng niềm mong mỏi của con cháu suốt thời gian qua.

Chứng kiến thời kỳ suy vong của chính quyền phong kiến, giữa chế độ “vua Lê - chúa Trịnh” ở phía Bắc (Đàng ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở phía Nam (Đàng trong), Phan Đình Bút đã tham gia đội quân ưu binh bảo vệ trấn thành, giúp chư quân đánh tan quân phiến loạn.

Chuẩn xét công lao của ông, vua Cảnh Hưng năm thứ 33 (1772) ban sắc phong Phó Thiên hộ, hàm Tùng Ngũ phẩm. Sau đó, ông tiếp tục được phong lên chức Thiêm tổng tri “Kỳ uy tướng quân thủ ngự Tổng tri ty, phi kỵ uý Thiêm Tổng tri trung chế”, là quan chỉ huy, hàm Tùng Tứ phẩm.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.