Jean-Paul Sartre, người đầu tiên "dám" chê giải Nobel Văn chương

Pháp hiện là quốc gia có nhiều nhà văn nhận giải Nobel Văn chương nhất, với tổng cộng 15 người. Trung bình cứ hơn 7 năm lại có một nhà văn Pháp được trao giải thưởng danh giá này. Tuy vậy, có một giai đoạn kéo dài 21 năm (1964-1985), đất nước này lại không hề được xướng tên trong các lễ trao giải Nobel Văn chương, với một số người đánh giá nguyên nhân do hành động của Jean-Paul Sartre.

Trong lịch sử hơn 100 năm của giải Nobel Văn chương, ông là người đầu tiên khước từ giải thưởng danh giá được khối kẻ thèm muốn này. Gần đây, sau 50 năm giữ bí mật, Viện Hàn Lâm Thụy Điển mới công bố các thông tin liên quan tới giải Nobel Văn chương được trao năm 1964 – năm Sartre từ chối nhận giải.

“Dị ứng” với vinh quang

Năm 1964, Francois de Closets, phóng viên hãng tin AFP, nhận tin Sartre được trao giải Nobel Văn chương. Francois lập tức lên xe, đi lòng vòng tới những địa điểm mà Sartre hay ăn trưa. Cuối cùng, ông tìm thấy Sartre đang ngồi ăn xúc xích và đậu lăng cùng người bạn tâm giao Simone de Beauvoir ở quảng trường Denfer-Rochereau.

“Tôi lập tức thông báo tin Sartre vừa được trao giải Nobel. Ông hoàn toàn ngạc nhiên.Tôi hỏi xem ông ấy có chấp nhận giải thưởng không. Ông nói: ‘Ồ không, tôi từ chối. Anh có thể viết như thế.’ Tôi hỏi tại sao. Ông trả lời: ‘Tôi muốn giữ bí mật này cho Thụy Điển’”- Closets kể.

Sartre (trái) né tránh sự chú ý của báo chí, ngay sau khi biết tin mình được trao giải Nobel Văn chương

Sartre (trái) né tránh sự chú ý của báo chí, ngay sau khi biết tin mình được trao giải Nobel Văn chương

Thời gian thoi đưa, rồi cũng đến ngày thế giới biết về sự kiện gây chấn động khi ấy. Phải nói rằng, tại thời điểm năm 1964, với tài năng và tầm ảnh hưởng lớn lao của mình, Sartre luôn là ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel. Công bố của Viện Hàn lâm Thụy Điển sau này cho biết: đầu năm đó có 76 nhà văn được đề cử.

Đến cuối Hè, danh sách rút gọn chỉ còn Sartre, Mikhail Sholokhov và WH Auden. Mặc dù toàn bộ thông tin về giải Nobel đều được giấu kín nhưng báo chí Pháp hoàn toàn tin tưởng rằng người chiến thắng sẽ là Sartre.

Thấy vậy, ngày 14/10/1964, Sartre đã gửi thư tới Viện Hàn Lâm Thụy Điển với nội dung đề nghị rút khỏi danh sách những người có thể được xem xét trao giải Nobel. Ông khẳng định sẽ không chấp nhận giải Nobel Văn chương, kể cả là trong năm 1964 hay về sau này. Tuy nhiên, từ trước đó gần một tháng, trong ngày 17/9/1964, các thành viên Viện Hàn lâm đã quyết định chọn Sartre để trao giải.

Sau khi nhận bức thư của Sartre, ngày 22/10/1964, Viện Hàn lâm lại họp lần nữa. Cuối cùng, 18 thành viên hội đồng vẫn thống nhất sẽ trao giải cho Sartre, bất chấp việc ông không hề muốn nhận giải.

Có nhiều lý do để Sartre từ chối giải Nobel Văn chương. Dễ thấy nhất là Sartre cảm thấy bị “tra tấn” bởi số tiền thưởng, điều có thể khiến ông mất tính độc lập cá nhân. Một lý do khác là Sartre đánh giá những người trao giải Nobel Văn chương khi ấy chưa hiểu đầy đủ về cái nhìn của ông. Mặt khác, Sartre nổi tiếng không ưa vinh quang. Trước khi từ chối giải Nobel Văn chương, ông cũng không nhận Bắc đẩu bội tinh của Pháp.

Một cuộc đời đầy thăng trầm

Jean-Paul Sartre sinh ngày 21/6/1905 tại Paris, Pháp. Cha ông là sĩ quan hải quân Pháp, đã qua đời năm ông mới lên 2 tuổi. Quá đau khổ, mẹ đẻ đưa Sartre về ở với ông ngoại, một giáo viên tiếng Đức.

Ông ngoại là người nghiêm khắc nhưng rất uyên bác. Ông dạy cậu bé Sartre làm toán và đọc văn học cổ điển từ thuở ấu thơ. Năm 4 tuổi, bệnh viêm giác mạc đã làm Sartre bị lé, cộng thêm vóc dáng nhỏ con nên ông thường bị bạn bè “tẩy chay”, không chơi cùng.

Sớm mất cha, bị bạn bè xa lánh, Sartre ngày càng ít nói và sống nội tâm. Ông lao vào đọc rất nhiều sách và học viết văn từ nhỏ. May mắn thay, khi học trung học tại Paris, Sartre gặp Paul Nizan, người bạn tri kỷ tới hết đời của ông.

Cuộc đời mới chỉ tươi sáng một chút với Sartre thì mẹ đẻ bất ngờ tái giá, năm ông mới 12 tuổi. Đây là quãng thời gian “địa ngục” với Sartre: buồn khổ vì mẹ tái giá, sống xa bạn thân và liên tục bị bắt nạt ở trường. Nhưng dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, Sartre cũng luôn nổi bật, bởi tài năng hiếm có về văn học cũng như triết học.

3 năm sau, Sartre được trở lại quê ngoại và tái ngộ Paul Nizan. Hai người như cá gặp nước, cùng nhau gặt hái những thành bước đầu trong văn chương, cùng nghiên cứu các vấn đề triết học và bắt đầu có khuynh hướng chính trị.

Năm 1929, khi 24 tuổi, Sartre gặp Simon de Beauvior. Yêu nhau ngay từ ánh mắt đầu tiên nhưng họ không muốn làm đám cưới bởi sợ ràng buộc tự do của nhau. Dù không kết hôn, cả hai đã đồng hành cùng nhau trong suốt phần đời còn lại.

Bản thân Simon de Beauvoir sau này cũng là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng tại Pháp. Bà gây dấu ấn bởi những quan điểm về nữ quyền. Ngoài ra, Simon là hậu phương rất vững chãi của Sartre. Nhờ có bà mà Sartre có được những tác phẩm lớn để đời.

Giữa những năm 1930, Sartre bắt đầu sự nghiệp viết văn. Tiểu thuyết Buồn nôn, xuất bản năm 1938 nổi tiếng vang xa ra ngoài nước Pháp. Sau đó là liên tiếp các tác phẩm mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh, đưa Sartre lên thành một trong những nhà văn hàng đầu thế giới.

Được người yêu sách biết tới như một nhà văn, nhà triết học tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện sinh, nhưng Sartre cũng là một nhà hoạt động chính trị có ảnh hưởng lớn. Khi Thế chiến II nổ ra, dù mắt yếu, Sartre vẫn nhập ngũ theo tiếng gọi của Tổ quốc.

Với việc liên quân Pháp-Anh liên tiếp thất bại, Sartre và đồng đội bị bắt làm tù binh. Sau khi chiến tranh kết thúc, Sartre được phóng thích và trở lại Paris, sáng tác, dạy học, hoạt động chính trị tại đây. Ông nhiệt tình ủng hộ các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Algeria, Trung Quốc, Cuba và còn thành lập Ủy ban chống tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Ông từng bị chính quyền bắt giam do ủng hộ Algeria.

Trong suốt cuộc đời của mình, Sartre chưa bao giờ ngừng sáng tác và đấu tranh. Kể cả khi đôi mắt đã bị lòa, ông vẫn tham gia phát biểu tại các cuộc mít-tinh, vẫn sáng tác văn chương đều đặn. Chỉ có thần chết mới ngăn được ông. Ngày 15/4/1980, Sartre qua đời vì ung thư phổi ở tuổi 75. 50.000 người Pháp đã xuống đường, đi theo đoàn đưa tang Sartre, diễu hành qua các tuyến phố nơi ghi lại kỷ niệm về ông và cuối cùng dừng lại ở nghĩa trang Montparnasse. Nước Pháp mất đi một con người vĩ đại.

Tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới

Nói về triết học hiện đại của thế kỷ 20 không thể thiếu triết học hiện sinh, với Jean-Paul Sartre là đại diện tiêu biểu nhất. Sartre nhìn nhận con người như một thể độc lập, hoàn toàn tự do và phải chịu trách nhiệm về tất cả mọi hành động của mình.

Quan điểm của Sartre bị ảnh hưởng từ việc cha qua đời quá sớm và ông không bị ai quản lý. “Tôi không nhận thức được là tôi đã tồn tại như thế nào” – Sartre từng chia sẻ. Do đó, khi lớn lên, Sartre càng quan tâm tới con người, lấy con người làm trung tâm. Đặc biệt, ông chú trọng tới hành động của con người trong thực tại. Sartre cho rằng hành động là thứ duy nhất tạo dựng nên con người.

Sau thế chiến II, ông làm khuấy đảo giới tinh hoa tri thức thế giới. Những người chịu ảnh hưởng sâu sắc từ ông, phải kể đến: Albert Camus, Che Guevara, Raymond Aron, Frantz Fanon… Nước Pháp xếp ông vào cùng hàng với Voltaire, Victor Hugo và Emile Zola.

Theo TT&VH

Đọc thêm

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Trong ngôi nhà đơn sơ, những bức ảnh kỷ niệm thiêng liêng được treo ngay ngắn như những kỷ vật quý báu. Dù thời gian có qua đi hơn 55 năm thì nhũng ký ức được gặp Bác Hồ vẫn vẹn nguyên trong trái tim bà Tưởng Thị Diên - người Tiểu đội trưởng Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương năm nào....
Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Gần bảy thập kỷ đã đi qua, giọng nói trìu mến, thân thương của Bác vẫn còn vang vọng, thấm vào mỗi con tim. Khắc ghi lời Bác kính yêu, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp như sinh thời Người căn dặn và mong muốn...
Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Tối 15/5, tại TP Hà Tĩnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật với chủ đề “Kết nối thế giới qua Truyện dân gian và Âm nhạc”. Tham dự có ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng.
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Chú mèo tam thể soi mặt vào vại nước ở gốc cau, vuốt đi vuốt lại mấy sợi ria mép trắng như cước cho thật óng ả rồi thong thả bước ra sân tắm nắng. Gió hây hẩy, nắng nhè nhẹ vàng như mật, tam Thể khoan khoái nằm duỗi dài trên sân...
ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

Trang tin tức ABC News vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Why are Australians obsessed with bánh mì, the Vietnamese roll with the complex history?” (Tạm dịch: Vì sao người Australia “mê” bánh mì Việt Nam, món ăn giản dị chứa đựng câu chuyện lịch sử đặc biệt), phản ánh sức hút ngày càng lớn của bánh mì Việt trên đất Australia.
Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.
Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác ruộng đồng vàng hươm, dòng kênh miệt mài tưới tắm đi qua bao vật đổi sao dời…
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Chiều quê yên ả, những cánh đồng mướt xanh như tấm thảm trải dài vô tận. Màu xanh ngút ngàn căng tràn sức sống của lúa đương thì con gái khiến người xem như được tiếp thêm nguồn sinh lực sống mạnh mẽ...
Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.