Kẽ hở pháp luật và “trái đắng” của người chơi phường, hụi

Thời gian qua, ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã xảy ra hàng loạt vụ “vỡ” phường, hụi với quy mô và mức độ khác nhau, thậm chí, có vụ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Dù ở mức độ nào, các vụ vỡ phường, hụi đều gây ra nhiều hệ lụy. Không ít người rơi vào cảnh trắng tay, có người tìm đến cái chết, mong thoát khỏi cảnh nợ nần chồng chất...

Minh họa từ internet
Minh họa từ internet

Dù đã xảy ra không ít hậu quả đau lòng từ các vụ “vỡ” phường, hụi nhưng hành lang pháp lý để giải quyết triệt để những vụ việc nêu trên chưa thực sự đồng bộ, rõ ràng. Với người chơi phường, hụi, không ít giao dịch chỉ được thực hiện bằng miệng hoặc mảnh giấy ghi sơ sài, không hội đủ cơ sở pháp lý cần thiết. Do đó, khi bị vỡ hụi, dù các chủ hụi có trốn hay không, việc các “hụi viên” khởi kiện để đòi lại tài sản đã mất là cả một quá trình hết sức khó khăn.

Các vụ “vỡ” phường, hụi thường có phản ứng dây chuyền, gây tác động xấu đến an ninh trật tự, KT-XH. Do đó, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có những quy định đầy đủ, cụ thể hơn về việc chơi phường, hụi của người dân; có chế tài xử lý nghiêm đối với những hành vi lợi dụng lòng tin của người khác để lừa đảo, trục lợi.

Đối với những người tham gia phường, hụi, trong quá trình chơi cần có sổ sách ghi chép cẩn thận, giấy tờ biên nhận rõ ràng, có chữ ký của cả hai bên về việc giao nhận tiền. Đặc biệt, trước khi quyết định tham gia vào một phường, hụi nào đó, người chơi cần tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan. Việc hiểu rõ bản chất của mô hình phường, hụi là yếu tố, thông tin quan trọng để lựa chọn những người “cầm cái” cũng như các thành viên trong nhóm có độ tin cậy cao, lý lịch rõ ràng, có khả năng về tài chính.

Trong điều kiện hiện nay, các quỹ tiết kiệm, các tổ chức hỗ trợ vay vốn của Nhà nước xuất hiện ngày càng nhiều, có độ an toàn cao. Ngoài các “kênh” vay vốn trên, khi cần, người dân có thể đến các ngân hàng với mức lãi suất thấp, thủ tục đơn giản. Thiết nghĩ, nếu không thật sự cần thiết, người dân nên hạn chế tối đa việc tham gia những đường dây phường, hụi khi chưa nắm rõ thông tin, nhằm tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.