Khai thác trái phép thủy sản có thể bị xử phạt đến 100 triệu đồng.

(Baohatinh.vn) - Anh Trần Tiến Long (phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) hỏi: Hành vi khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

1.jpg
BĐBP bắt quả tang tàu cá đánh bắt sai vùng ở biển Nghi Xuân.

Trả lời:

Theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản:

Điều 8. Vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận hoặc phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

2. Khai thác trái phép loài thủy sản không đảm bảo điều kiện theo quy định thuộc Nhóm II của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg trở lên.

3. Khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;

d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg trở lên.

4. Phạt tiền 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thả đủ số lượng cá thể loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sản xuất được vào vùng nước tự nhiên trong thời gian quy định khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sản để nghiên cứu tạo nguồn giống và sản xuất giống thủy sản.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2, điểm d và điểm đ khoản 3 điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc chuyển giao thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này;

c) Buộc thả bổ sung thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 điều này.

Như vậy, hành vi khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy theo khối lượng, có thể bị xử phạt hành chính đến 100 triệu đồng.

Chủ đề Luật sư của bạn

Đọc thêm

Hà Tĩnh: Hơn 6.500 chủ ôtô chưa nộp phạt nguội

Hà Tĩnh: Hơn 6.500 chủ ôtô chưa nộp phạt nguội

Lũy kế đến nay, có 6.544 chủ phương tiện ôtô đã được lực lượng chức năng Hà Tĩnh phát thông báo phạt nguội với các lỗi vi phạm khác nhau nhưng vẫn chưa chấp hành việc nộp phạt.
Cơn cuồng nộ sau bàn nhậu và 7 năm trả giá

Cơn cuồng nộ sau bàn nhậu và 7 năm trả giá

Vụ án xét xử Đỗ Ngọc Xuân (trú xã Tân Lâm Hương, TP Hà Tĩnh) về hành vi “Giết người” là lời nhắc nhở về hậu quả của hành động thiếu suy nghĩ, pháp luật không dung thứ cho bạo lực.
Trộm cần máy xúc, lĩnh 24 tháng tù giam

Trộm cần máy xúc, lĩnh 24 tháng tù giam

Sau khi tiêu xài số tiền bất chính do trộm cắp mà có, bị cáo Nguyễn Văn Hảo (trú phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) đã ra đầu thú và bị tuyên phạt 24 tháng tù giam.