Theo như các cụ cao niên ở xã Kỳ Thư thì chợ Điếm có cách đây gần cả trăm năm. Tên chợ được bắt nguồn từ tên một địa điểm chòi canh thời Pháp thuộc
Chợ Điếm họp vào ngày chẵn (âm lịch) hàng tháng...
...và diễn ra vào lúc 3h sáng. Các bà, các mẹ mang theo cây đèn pin để xem mặt hàng...
Chợ Điếm là nơi duy nhất ở Kỳ Anh còn tổ chức mua bán nón lá và dụng cụ làm nón chuyên phục vụ cho làng làm nón truyền thống Đan Du, xã Kỳ Thư. (Trong ảnh: Lá làm nón được cắt từ rừng về đem xuống chợ từ rất sớm để kịp cho các bà, các mẹ mua về làm nón)
Khu chợ được phân thành hai bên, một bên chuyên bán các loại nguyên liệu làm nón. Từ cây lá nón...
...đến cây đùng đình (cách gọi của địa phương) để làm khung nón...
...đều được người làm nghề chọn lựa kĩ lưỡng...
Còn đây là điểm chuyên bán vành làm khung...
...và dây khâu nón
Mặc dù đường điện đã giăng khắp nơi, nhưng chợ Điếm vẫn giữ nét riêng là họp chợ trong bóng đêm lặng lẽ. Một cụ bà chia sẻ: "Họp đêm phần vì thói quen theo tập tục xa xưa, phần cũng vì chợ họp mà rõ mặt người thì còn gì gọi là chợ Điếm Kỳ Thư nữa".
Chợ cũng dành một góc cho các thương lái buôn bán nón thành phẩm. Giá nón tùy theo mũi khâu dày, mỏng...
Ngoài các mặt hàng liên quan đến nón, chợ cũng là nơi buôn bán các sản vật địa phương...
...với đủ các mặt hàng
Tầm 5h sáng là thời điểm chợ sôi động các mặt hàng phục vụ cuộc sống...
Chợ họp sớm nên cũng vãn sớm, vào khoảng khoảng 7h là chợ bắt đầu tan