Khô mắt, điều trị thế nào?

Dưới đây là một số cách tự nhiên giúp giảm chứng khô mắt mà bạn có thể tham khảo.

Khô mắt, điều trị thế nào?

Khô mắt xảy ra khi mắt không tiết đủ nước mắt để giữ ẩm hoặc khi nước mắt hoạt động không hiệu quả. Các biện pháp khắc phục tại nhà và thay đổi lối sống có thể giúp chữa bệnh khô mắt. Bác sĩ cũng có thể đề xuất thuốc nhỏ mắt không kê đơn hoặc nước mắt nhân tạo để điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, bạn có thể cần dùng thuốc theo đơn hoặc các thủ thuật khác. Nguyên nhân của chứng khô mắt sẽ quyết định phương pháp điều trị nào là hiệu quả nhất cho tình trạng của bạn.

Triệu chứng của khô mắt

Các triệu chứng của bệnh khô mắt bao gồm:

- Cảm giác châm chích, bỏng rát hoặc có sạn trong mắt.

- Mắt chảy nhiều nước, tiếp theo là các giai đoạn khô.

- Tiết dịch từ mắt.

- Nhìn mờ, nhìn đôi hoặc mất thị lực.

- Đỏ mắt, mỏi mắt, nhạy cảm với ánh sáng.

- Giảm khả năng chịu đựng các hoạt động đòi hỏi sự chú ý thị giác kéo dài (chẳng hạn như đọc hoặc làm việc trên máy tính).

- Khó chịu khi đeo kính áp tròng.

Các biện pháp khắc phục chứng khô mắt tại nhà

Nếu bạn đang bị chứng khô mắt, sau đây là một số cách bạn có thể áp dụng tại nhà:

- Đắp một miếng gạc ấm lên mắt. Điều này có thể giúp giải phóng dầu trong tuyến mí mắt, giúp cải thiện chất lượng nước mắt của bạn.

- Bảo vệ đôi mắt khỏi ánh nắng mặt trời và gió bằng kính râm hoặc các loại kính đeo mắt khác.

- Giữ cơ thể đủ nước và uống nhiều nước trong suốt cả ngày.

- Tránh uống rượu và giảm tiêu thụ các chất khác có thể gây mất nước.

- Tránh hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lá.

- Cho mắt nghỉ ngơi, đặc biệt nếu bạn nhìn vào màn hình máy tính trong thời gian dài. Hãy nghỉ ngơi và nhắm mắt vài lần mỗi giờ.

- Chớp mắt thường xuyên hơn khi thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự chú ý của thị giác trong thời gian dài có thể hữu ích.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho không khí trong nhà của bạn không quá khô.

- Có thể sử dụng một bộ lọc không khí trong nhà để loại bỏ các chất gây dị ứng và kích ứng từ không khí.

- Hãy tạm ngừng đeo kính áp tròng nếu bạn đang đeo chúng. Thay vào đó hãy đeo kính mắt.

- Tham khảo sự tư vấn của bác sĩ về các loại thuốc có thể gây ra hoặc làm cho tình trạng khô mắt của bạn tồi tệ hơn, chẳng hạn như aspirin, opioid và thuốc chống trầm cảm.

- Bổ sung omega-3: Các nghiên cứu đã chỉ ra bổ sung axit béo omega-3 có thể cải thiện các triệu chứng khô mắt. Các loại thực phẩm giàu omega-3 bao gồm cá hồi, cá mòi, cá thu, dầu thực vật và hạt lanh,...

- Đảm bảo bạn tiêu thụ đủ vitamin A bởi thiếu vitamin A gây giảm thị lực (đặc biệt là vào ban đêm), khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng, cảm giác có dị vật và viêm loét giác mạc. Vitamin A được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, rau củ màu cam và trái cây (cà rốt, khoai lang, xoài, dưa vàng) và trứng.

Theo DNVN

Đọc thêm

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ ngày mai (17/11), Hà Tĩnh khả năng có gió Đông Bắc mạnh cấp 3, cấp 4; nhiệt độ thấp nhất 20 độ C.
Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15
Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?
Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?