Miệng núi lửa “siêu” khổng lồ lâu đời nhất trên Trái đất được phát hiện

Lenta đưa tin, các nhà khoa học ở Đại học Curtin, Australia đã xác định được rằng miệng núi lửa khổng lồ Yarrabubba ở phía tây nước này là cổ xưa nhất trên Trái đất có niên đại khoảng 2,229 tỷ năm.

Miệng núi lửa “siêu” khổng lồ lâu đời nhất trên Trái đất được phát hiện

Hình ảnh miệng núi lửa mới được phát hiện. Ảnh: Phys.org

Theo kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Communications, dấu vết còn lại này từ vụ va chạm của một tiểu hành tinh cổ đại với Trái đất có niên đại lớn hơn 200 triệu năm tuổi.

Điều này khiến các nhà khoa học cho rằng vụ tác động lớn đó có thể thay đổi khí hậu Trái đất một cách đáng kể. Họ giả thiết rằng, nếu thiên thể đâm vào lớp băng thì có thể giải phóng một lượng hơi nước khổng lồ vào khí quyển, dẫn đến hiệu ứng nhà kính làm Trái đất nóng lên.

Tuy nhiên, họ thừa nhận ý tưởng này vẫn chỉ là suy đoán mà chưa được khẳng định, bởi vì những vụ thiên thạch rơi như vậy thường dẫn đến tình trạng Trái đất giảm nhiệt độ.

Tuổi của miệng núi lửa được xác định bằng cách phân tích các khoáng chất zircon và monazite được tìm thấy trên bề mặt của nó. Sau khi scan các hạt khoáng chất bằng máy quét cảm ứng ion vi hạt có độ phân giải cao, các nhà nghiên cứu đã tính được thời gian xảy ra vụ va chạm của thiên thể với Trái đất để lại dấu vết là một miệng núi lửa có đường kính 70 km.

Theo infonet

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast