Mực nước biển đã dâng cao đến mức báo động

(Baohatinh.vn) - Các nhà khoa học cho biết mực nước biển đã dâng cao 10 m so với 125.000 năm trước.

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Communications cho biết băng tan ở Nam Cực là nguyên nhân chính làm nước biển dâng cao so với thời kỳ đỉnh điểm cuối cùng ở 10.000 năm trước.

Nam Cực từ lâu được ví như “người khổng lồ ngủ say trên biển”. Các tảng băng ở Nam Cực có thể thay đổi nhanh chóng, ảnh hưởng đến thế giới sinh vật và cấu trúc biển trong tương lai.

Cột mốc của Trái Đất bao gồm thời kỳ băng giá (thời kỳ băng hà). Lúc này phần lớn thế giới được bao phủ bởi các tảng băng. Thời kỳ ấm áp - khi băng tan và mực nước biển dâng cao.

Trái Đất trong thời kỳ gian băng (Trái Đất dần ấm lên) khoảng 10.000 năm trước. Tuy nhiên, khí thải từ nhà kính trong hơn 200 năm qua đã làm biến đổi khí hậu nhanh và cực đoan hơn. Điều này có nghĩa, mực nước biển sẽ ngày càng tăng và dần mất kiểm soát.

Mực nước biển đã dâng cao đến mức báo động

Băng tan làm mực nước biển dâng cao. Ảnh: The Next Web

Các nhà khoa học đã kiểm tra dữ liệu cách đây 125.000 - 118.000 năm. Mỗi thế kỷ, mực nước biển tăng lên tới 3 m, vượt xa mức tăng 0,3 m trong suốt 150 năm qua.

Hiện tượng băng tan xảy ra sớm ở Nam Cực khi Nam Đại Dương ấm lên đầu thời kỳ gian băng. Băng tan làm thay đổi cấu trúc đại dương, khiến vùng cực bắc nóng lên và tiếp tục làm băng tan ở Greenland.

Mực nước biển trung bình toàn cầu được ước tính sẽ tăng lên hơn 3 mm mỗi năm. Con số này sẽ còn tăng và tổng mực nước biển vào năm 2100 được dự đoán đạt 70 - 100 cm, tùy thuộc vào lượng khí thải từ nhà kính.

Dự báo này thường dựa vào các đồng hồ đo thủy triều trong suốt cả thế kỷ và dữ liệu vệ tinh những năm 1990.

Tuy nhiên, mọi việc có thể thay đổi nếu những núi băng không ổn định. Băng trôi ra đại dương lâu ngày tạo thành các núi băng. Những núi băng này càng lớn càng không ổn định và có thể nhanh chóng sụp đổ. Sự sụp đổ này làm gia tăng mực nước biển toàn cầu.

Sự nóng lên giữa hai cực trong thời kỳ gian băng trước không xảy ra đồng thời. Nhưng ngày nay dưới sự thay đổi khí hậu do nhà kính, sự nóng lên và tan băng đang xảy ra đồng thời ở cả hai cực. Nếu biến đổi khí hậu tiếp tục không suy giảm, Mực nước biển vượt ngưỡng cho phép thì con người sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn sắp tới.

Theo Zing

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.