Túi nilon gây hại cho môi trường và sức khỏe như thế nào?

Túi nilon là một vật dụng vô cùng quen thuộc, thậm chí không thể thiếu trong hầu hết các gia đình. Từ đựng đồ, đi chợ mua rau, mua thịt, cho tới đựng rác..., nhiều người cảm thấy vô cùng bất tiện khi không tìm được một chiếc túi nilon những khi cần thiết.

Chính vì sự tiện lợi ấy, rất nhiều người dù biết tác hại của túi nilon đến môi trường nhưng vẫn phải sử dụng. Tuy nhiên, túi nilon gây hại đến môi trường và sức khỏe con người như thế nào?

Với mức độ sử dụng túi nilon như hiện nay, năm 2025, cứ 3 tấn cá trong lòng đại dương sẽ có một tấn rác nhựa, nilon. Tới năm 2050, lượng rác thải loại này sẽ vượt trên cả lượng cá trên các đại dương.

Tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon chính là rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Khi chôn lấp ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch…

Việc dùng túi nilon đựng đồ ăn nóng sinh ra nhiều chất độc hại cho cơ thể.

Mỗi hộ gia đình sử dụng 5-7 túi nilon/ngày. Hà Nội và TP.HCM, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon.

Mới đây, Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM cho rằng đã đến lúc cần đi đến quyết định không phát túi nilon miễn phí vì môi trường sống của người dân.

Theo VTV

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.
Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên phát hiện trong loài cầu gai vàng có nhiều hợp chất có dược tính tiềm năng, tìm cách nghiên cứu chiết xuất.