Không có chuyện dừng giải quyết trợ cấp BHXH một lần

Việc giải quyết chế độ BHXH một lần vẫn được thực hiện theo quy định tại điều 60 của Luật BHXH và nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội

Gần đây, trên một số trang mạng xã hội có thông tin cho rằng năm 2020 sẽ là năm cuối cùng người lao động (NLĐ) được nhận BHXH 1 lần, điều này gây hoang mang, lo lắng đối với lao động. Cụ thể, nội dung thông tin như sau: "Điều 55 Luật BHXH năm 2006: NLĐ nghỉ việc từ đủ 12 tháng trở lên, chưa có việc làm mới, có nguyện vọng hưởng BHXH 1 lần thì được cơ quan bảo hiểm cho hưởng trợ cấp 1 lần. Điều 60 Luật BHXH năm 2014: Không trợ cấp BHXH 1 lần cho công nhân, NLĐ nữa mà bắt buộc NLĐ phải hưởng lương hưu.

Điều 60 sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2016, thế nhưng lại vấp phải sự phản đối quyết liệt từ NLĐ, do vậy, Quốc hội quyết định kéo dài Điều 55 cho NLĐ hưởng BHXH 1 lần đến năm 2020. Hết năm 2020, Điều 55 sẽ tự bãi bỏ, Điều 60 sẽ được tự động áp dụng, buộc NLĐ hưởng hưu chứ không trợ cấp BHXH 1 lần nữa…".

Tuy nhiên, đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành thì đây là thông tin hoàn toàn không chính xác… Thực tế, việc giải quyết chế độ BHXH một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật BHXH và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội. Hiện nay quốc hội đang họp nhưng không có kế hoạch sửa đổi hoặc ban hành nghị quyết hủy bỏ Nghị quyết số 93/2015/QH13 nên NLĐ sẽ vẫn tiếp tục được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần sau ngày 1/1/2020.

Không có chuyện dừng giải quyết trợ cấp BHXH một lần

Công nhân Công ty TNHH Everwin (KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM) đối thoại với ban giám đốc tại Hội nghị Người lao động

Theo điều 60 Luật BHXH có 4 trường hợp được hưởng BHXH một lần gồm: NLĐ đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH; NLĐ ra nước ngoài để định cư; NLĐ đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

Theo điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định: NLĐ được bảo lưu thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật BHXH năm 2014. Trường hợp NLĐ tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.

Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

- 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Người lao động nên đóng BHXH để có đủ điều kiện lãnh lương hưu, không nên lãnh BHXH một lần

Hiện nay, NLĐ thường quan tâm đến vấn đề trước mắt mà không quan tâm đến vấn đề lâu dài. Đối với một người khi về gia có hai vấn đề cần nhất là tiền và sức khoẻ. Khi NLĐ lãnh lương hưu thì có tiền lương hưu hàng tháng và có thẻ BHYT miễn phí. Nếu NLĐ lĩnh BHXH một lần sẽ không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trì khi về già sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra NLĐ lãnh lương hưu sẽ có lợi hơn lĩnh BHXH một lần, chưa kể việc NLĐ ãnh BHXH một lần phải nghỉ việc không có việc làm hoặc nếu có xin việc lại thì tiền lương không cao bằng người có nhiều năm làm việc trong công ty. Do đó, NLĐ nên đóng BHXH để có đủ điều kiện lãnh lương hưu, không nên lãnh BHXH một lần.

Hồ sơ thủ tục hưởng BHXH một lần đối với NLĐ hưởng BHXH một lần theo Nghị quyết 93/2015/QH13 rất đơn giản gồm: Sổ BHXH, đơn đề nghị hưởng BHXH một lần của NLĐ, quyết định thôi việc của công ty hoặc hợp đồng lao động hết hạn. Đối với NLĐ hưởng BHXH một lần theo quy định tại điều 60 Luật BHXH cần nộp giấy tờ gồm: Sổ BHXH; Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần của NLĐ; Trích sao hồ sơ bệnh án.

Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây: Hộ chiếu do nước ngoài cấp; Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài; Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; Giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho NLĐ; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo Người Lao động

Đọc thêm

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.