Không nên tách luật giao thông đường bộ thành 2 luật

(Baohatinh.vn) - Chi hội Luật gia Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức tọa đàm đóng góp ý kiến dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Không nên tách luật giao thông đường bộ thành 2 luật

Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, gồm: 6 chương, 102 điều, các hội viên Chi hội Luật gia Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh đề nghị: Tại Điều 22, về hệ thống báo hiệu đường bộ, đề nghị nghiên cứu phương án bổ sung cự ly có hiệu lực đối với các biển cấm dừng, cấm đỗ, các biển giới hạn tốc độ, các biển phạm vi trong, ngoài thành phố, khu đô thị.

Không nên tách luật giao thông đường bộ thành 2 luật

Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Việt Thắng: Việc điều chỉnh Luật Giao thông đường bộ 2008 là cần thiết

Về Khoản 1, Điều 21 công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ cần bổ sung cột mốc lộ giới; Khoản 2, Điều 101, đề nghị bổ sung thêm nội dung thanh tra giao thông đường bộ được phép dừng phương tiện vận tải hành khách.

Về các khái niệm, hội viên cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung, giải thích rõ hơn một số từ ngữ như: Công trình đường bộ, đường phố, xe ô tô…

Tại Điều 61, quy định việc cấp “chứng chỉ hành nghề lái xe kinh doanh vận tải” là chưa hợp lý vì sẽ tạo gánh nặng về thủ tục, chi phí và thời gian của lái xe, doanh nghiệp; trùng lặp về mục tiêu quản lý, nội dung đào tạo.

Không nên tách luật giao thông đường bộ thành 2 luật

Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần góp ý về 2 dự thảo luật

Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến đề nghị không nên tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật gồm: Luật Giao thông đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông nhằm tránh mâu thuẫn, chồng chéo, phá vỡ tính đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện hành.

Hội viên cho rằng, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã xây dựng khung pháp lý toàn diện, bao quát tất cả các vấn đề liên quan đến xây dựng, quản lý kết cấu hạ tầng và giao thông vận tải đường bộ; vấn đề trật tự an toàn giao thông đường bộ có mối quan hệ chặt chẽ, gắn liền với việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý phương tiện, quản lý người điều khiển phương tiện, hoạt động vận tải...

Không nên tách luật giao thông đường bộ thành 2 luật

Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Sơn đánh giá cao những ý kiến góp ý trách nhiệm, chất lượng của các hội viên Chi hội Luật gia Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Sơn đánh giá cao những ý kiến góp ý trách nhiệm, chất lượng của các hội viên Chi hội Luật gia Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh.

Ngoài việc tiếp thu các ý kiến, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh cũng thông tin thêm về một số kết quả, khó khăn, hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật và những hoạt động trên phương diện tiếp xúc cử tri chuyên đề về đóng góp, lấy ý kiến các dự thảo luật của Đoàn ĐBQH tỉnh trong thời gian qua.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 57

Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 57

Sáng 27/5, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 57 trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tổ chức họp triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Hơn 17 triệu người góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013 qua VNeID

Hơn 17 triệu người góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013 qua VNeID

Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, ngoài ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, số lượng người dân trực tiếp góp ý trên ứng dụng VNeID ngày càng tăng.
Vì sao phải sửa đổi điều 110 Hiến pháp về đơn vị hành chính?

Vì sao phải sửa đổi điều 110 Hiến pháp về đơn vị hành chính?

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp yêu cầu cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hiện đại và làm nền tảng cho việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương. 
Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Thời gian qua, tại các địa phương ở Hà Tĩnh, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành người “đứng mũi chịu sào” gánh vác công việc thôn. Với sự năng động, nhiệt huyết, những người trẻ làm cán bộ thôn đã thổi luồng sinh khí mới cho các hoạt động, phong trào ở cơ sở.
Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Trong thời gian từ ngày 6/5 đến ngày 5/6/2025, Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Cử tri và nhân dân kỳ vọng, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế một cách toàn diện, tạo nền tảng cho bộ máy Nhà nước thực sự tinh- gọn- mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.