Không phải cứ sốt là uống kháng sinh

Tôi có con nhỏ 4 tuổi. Cháu bị ho, sổ mũi, sốt... tôi liền đi mua ngay thuốc kháng sinh clamoxyl về cho con uống.

Thế nhưng uống kháng sinh mà các triệu chứng bệnh vẫn không thuyên giảm, sốt ruột tôi cho con đi khám, nhưng trong đơn thuốc của bác sĩ tôi lại không thấy có thuốc kháng sinh. Vậy việc dùng kháng sinh cho con của tôi trước đó là thừa và có gây hại gì không? Xin báo giải đáp giúp.

Không phải cứ sốt là uống kháng sinh

Có thể nói trẻ em bị ho, sổ mũi, sốt... phần lớn là do virut. Một số ít do vi khuẩn. Vì vậy, thấy con sốt chị đã đi mua ngay kháng sinh về cho con uống là chưa hợp lý. Bởi kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn mà không diệt được virut.

Hầu hết trẻ sốt là do virut, chỉ cần theo dõi, chờ sốt tự hết trong vòng 3-5 ngày. Uống kháng sinh sẽ không hiệu quả mà còn gây ra nhiều hệ lụy xấu như tăng chi phí điều trị, trẻ có thể gặp tác dụng phụ của thuốc như tiêu chảy (đây là bất lợi phổ biến nhất khi dùng kháng sinh nói chung và clamoxyl nói riêng).

Ngoài ra, trẻ có thể gặp nhiều bất lợi khác như nổi mẩn da, ngứa, mề đay; phản ứng da nặng, phù thần kinh - mạch, sốc phản vệ, bệnh huyết thanh, viêm mạch, viêm thận mô kẽ... thậm chí nguy hiểm đến tính mạng (sốc phản vệ) nếu không được cấp cứu kịp thời. Điều nguy hiểm hơn khi sử dụng kháng sinh không đúng sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc trong trị bệnh, làm cho vi khuẩn trở nên kháng thuốc, đây là vấn đề rất nan giải hiện nay.

Như vậy không phải cứ sốt là mua kháng sinh về dùng. Chỉ khi nào xác định nguyên nhân là do vi khuẩn mới dùng kháng sinh để trị. Vì thế, người bệnh chỉ dùng kháng sinh khi có sự kê đơn của bác sĩ. Và khi được bác sĩ kê dùng kháng sinh, người bệnh cần dùng đủ liều và đủ thời gian. Vì việc ngừng kháng sinh sớm hoặc không đủ liều có thể gây ra đề kháng kháng sinh, bệnh dễ tái phát và nghiêm trọng hơn so với ban đầu.

Trong trường hợp của con bạn, ho, sổ mũi, sốt... có nguyên nhân là do virut nên bác sĩ đã không cho dùng kháng sinh mà chỉ kê đơn các thuốc điều trị triệu chứng, bạn nên cho con uống thuốc theo chỉ định và tái khám (nếu có). Tuy nhiên, bạn cũng nên rút kinh nghiệm lần sau, nếu con ốm cần cho đi khám để được dùng thuốc phù hợp, tránh tình trạng tự ý dùng thuốc nhưng không đúng cách trên.

The SKĐS

Đọc thêm

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.