Khủng hoảng lương thực có hoàn toàn do Nga?

Truyền thông chính trị phương Tây cố gắng bằng mọi cách cáo buộc cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế có thể xảy ra là trách nhiệm của Nga, nhưng lại có vẻ như đang cố tình quên đưa ra các số liệu thống kê và dữ kiện thực tế. Với trách nhiệm của quốc gia và với cộng đồng có liên quan, Tổng thống Nga đã có phản bác về điều này.

Trên thực tế, Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, trong khi Ukraine chỉ đứng thứ năm. Thứ tự này đã được thiết lập từ vài năm nay. Vì vậy, những nỗ lực tạo ra hình ảnh một Ukraine “không thể thay thế” trên thị trường lương thực quốc tế là vô lý. Điều trên nói lên rằng, nếu có một quốc gia mà an ninh lương thực quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào - đó là Nga, chứ không phải Ukraine.

Tương tự, với phân bón - một nguyên liệu thiết yếu khác cho sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi trên hành tinh. Các số liệu thống kê cho năm 2021 cho thấy Nga đã và vẫn là nước xuất khẩu phân bón hàng đầu thế giới. Trong khi Ukraine chỉ đứng ở vị trí thứ 25.

Các phương tiện truyền thông phương Tây cáo buộc Nga chịu trách nhiệm về tình hình lương thực thế giới đã quên mất 2 điểm quan trọng: thứ nhất đây là các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga và có tác động đến chuỗi cung ứng hậu cần. Đặc biệt đối với các mặt hàng xuất khẩu của Ukraine - đại diện của Nga đã nhiều lần chỉ ra rằng sự tắc nghẽn không phải do Nga, mà do chính quyền Kiev đã ngăn cản tàu bè đi lại một cách an toàn với hàng hóa.

Khủng hoảng lương thực có hoàn toàn do Nga?

Tổng thống Nga Putin trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossiya 1 ngày 3-6.

Macky Sall, nguyên thủ quốc gia Senegal và đương kim Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) trong cuộc gặp gần đây tại Sochi với Tổng thống Vladimir Putin, đã chỉ trích các lệnh trừng phạt của phương Tây và nhắc lại rằng việc tiếp cận ngũ cốc và phân bón của Nga là điều tối quan trọng đối với các nước châu Phi. Phương Tây trước hết tìm cách đảm bảo an ninh lương thực cho chính mình, đặc biệt là trong lĩnh vực phân bón. Bởi, ngoài sự phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng của Nga, Moscow đảm bảo cùng lúc 25% nguồn cung cấp nitơ, kali và phốt phát cho châu Âu.

Vài năm trước đây, phân bón của Nga đã được bán lại cho các khách hàng châu Phi thông qua các công ty trung gian phương Tây. Tình trạng này, may mắn thay, dường như đã được thay đổi. Nhiều quốc gia không phải phương Tây, bao gồm cả các quốc gia châu Phi, đã hiểu rõ sự cần thiết phải duy trì quan hệ cùng có lợi với Nga.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossiya 1, Tổng thống Putin nói về nguyên nhân thực sự của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Theo ông, nước Nga đang chịu sự cáo buộc lớn về diễn biến của thị trường lương thực thế giới và những vấn đề ngày càng gia tăng ở đó. Đây là thái độ đổ lỗi cho người khác.

Thứ nhất, tình hình thị trường lương thực thế giới không xấu đi vào ngày hôm nay, ngay cả khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass, Ukraine. Tình hình trở nên tồi tệ hơn vào tháng 2-2020, trong những nỗ lực chống lại đại dịch COVID-19, khi nền kinh tế thế giới đang đi vào bế tắc và cần được hồi sinh. Khi ấy, các cơ quan tài chính và kinh tế của Mỹ không tìm thấy gì tốt hơn là phân bổ những khoản tiền lớn để hỗ trợ người dân cùng một số doanh nghiệp và thành phần kinh tế nhất định.

Nước Nga đã làm gần như tương tự nhưng có chọn lọc và thu được kết quả mong muốn mà không ảnh hưởng đến các chỉ số kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát không tăng quá mức. Tình hình hoàn toàn khác ở Mỹ. Nguồn cung tiền ở Mỹ đã tăng 5,9 nghìn tỷ USD trong vòng chưa đầy 2 năm, từ tháng 2-2020 đến cuối năm 2021. Tổng cung tiền tăng 38,6%.

Theo Tổng thống Nga, rõ ràng các cơ quan tài chính Mỹ nghĩ rằng USD là một loại tiền tệ toàn cầu và nó sẽ lan truyền, như thường lệ, giống như những năm trước, hòa tan vào nền kinh tế thế giới và Mỹ thậm chí sẽ không cảm thấy điều đó. Nhưng, điều đó đã không xảy ra, ít nhất là lần này. Trên thực tế, một số người ở Mỹ - Bộ trưởng Tài chính gần đây thừa nhận họ đã mắc sai lầm.

Theo ông Putin, nguyên nhân thứ hai khiến thị trường lương thực thế giới bất lợi như hiện này là chính sách thiển cận của các nước châu Âu, đặc biệt là chính sách năng lượng của Ủy ban châu Âu. Ông cho rằng nhiều chủ thể chính trị ở Mỹ và châu Âu đã tận dụng mối quan tâm tự nhiên của người dân về khí hậu, biến đổi khí hậu, để thúc đẩy chương trình giảm bớt nhiên liệu hóa thạch. Mọi thứ dường như vẫn ổn, ngoại trừ những khuyến nghị không đủ tiêu chuẩn và vô căn cứ về những việc cần làm trong lĩnh vực năng lượng. Khả năng của các loại năng lượng thay thế được đánh giá quá cao: năng lượng mặt trời, gió, bất kỳ loại năng lượng nào khác như hydro - đây có thể là những triển vọng tốt cho tương lai nhưng hiện nay chúng không thể được sản xuất với số lượng đủ với chất lượng cần thiết và ở mức giá chấp nhận được. Cùng lúc đó, họ bắt đầu hạ thấp tầm quan trọng của các dạng năng lượng thông thường, trên hết là hydrocacbon.

Khủng hoảng lương thực có hoàn toàn do Nga?

Các nước châu Phi đứng trước nguy cơ bị thiếu lương thực trầm trọng.

Kết quả của tất cả những điều này là gì? Các ngân hàng ngừng cho vay vì bị áp lực. Các công ty bảo hiểm ngừng giao dịch bảo hiểm. Chính quyền địa phương ngừng giao đất để phát triển sản xuất và giảm việc xây dựng các hệ thống vận chuyển dầu khí. Những điều này đã dẫn đến sự thiếu hụt đầu tư vào lĩnh vực năng lượng toàn cầu và do đó, giá thành cao hơn.

Ngoài ra, theo Tổng thống Nga, người châu Âu đã không lắng nghe những yêu cầu của Moscow trong việc duy trì các hợp đồng dài hạn trong việc cung cấp khí đốt tự nhiên. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường năng lượng châu Âu: Giá tăng! Nga hoàn toàn không liên quan.

Nhưng, ngay sau khi giá khí bắt đầu tăng, giá phân bón cũng theo đó mà tăng, vì khí được sử dụng để sản xuất một số loại phân bón này. Mọi thứ đều được kết nối với nhau. Ngay sau khi giá phân bón bắt đầu tăng, nhiều công ty, kể cả ở các nước châu Âu, làm ăn thua lỗ và bắt đầu đóng cửa. Lượng phân bón trên thị trường thế giới giảm mạnh và giá cả tăng chóng mặt, trước sự ngạc nhiên của nhiều chính trị gia châu Âu. Điều này không hề liên quan đến hoạt động quân sự của Nga ở Donbass.

Nga chiếm 25% thị trường phân bón thế giới. Về phân bón kali, Nga và Belarus chiếm 45% thị trường thế giới. Đó là một con số lớn. Năng suất cây trồng phụ thuộc vào lượng phân bón. Ngay khi có thông tin rõ ràng rằng phân bón của Nga sẽ không có mặt trên thị trường thế giới do cấm vận, giá cả đối với phân bón và thực phẩm ngay lập tức tăng vọt, bởi vì nếu không có phân bón thì không thể sản xuất đủ số lượng nông sản cần thiết. Điều này dẫn đến điều khác và Nga không liên quan gì đến điều đó. Theo ông Putin, các nước phương Tây đã tự mắc vô số lỗi và hiện họ đang tìm thủ phạm. Tất nhiên, Nga là ứng cử viên “thích hợp nhất” trong vấn đề này.

Theo CAND

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.