Kịch bản tốt đẹp nhất và tồi tệ nhất có thể gây ra do biến thể Omicron

Các chuyên gia y tế đã dự đoán hai kịch bản tốt đẹp nhất và tồi tệ nhất do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra.

Sau khi được xác định lần đầu ở Nam Phi, biến thể Omicron hiện đã có mặt ở Mỹ. Sự xuất hiện của một biến thể mới, có khả năng lây lan cao được dự đoán có thể gây ra hậu quả khủng khiếp. Theo tờ The Atlantic, nếu Omicron lây truyền một cách nhanh chóng và gây ra các biến chứng nguy hiểm bất thường, tất cả mọi người sẽ “gặp rắc rối lớn”.

Tuy nhiên, cho đến cuối cùng, nếu nó gây ra các triệu chứng nhẹ hơn Delta, thì đây lại có thể là một tin tốt. Viễn cảnh tốt đẹp nhất của Omicron là gì? Tại thời điểm này, việc sống chung với COVID-19 trong nhiều năm tới là điều không thể tránh khỏi. Ngay cả ở nhiều quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao, số người được tiêm đủ liều vẫn chưa đạt đến 100%.

Chuyên gia Tara Kirk Sell - thành viên cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins cho biết: “Tôi nghĩ rằng không có người duy lý nào nghĩ rằng việc loại bỏ hoặc không có COVID-19 là một mục tiêu thực tế”. Chuyên gia cho rằng nếu COVID-19 là kẻ thù khó có thể bị đánh bại, tất cả chúng ta sẽ có cơ hội sống sót cao hơn nếu đối thủ được trang bị súng cao su thay vì đại bác.

Kịch bản tốt đẹp nhất và tồi tệ nhất có thể gây ra do biến thể Omicron

Biến thể Omicron được phát hiện lần đầu ở Nam Phi. Ảnh: DAILY NEWS EGYPT

Các bác sĩ từ Nam Phi và Israel cho biết cho đến nay, các trường hợp mắc biến thể Omicron dường như ít nghiêm trọng hơn Delta. Không có trường hợp nghiêm trọng hoặc tử vong nào được báo cáo trong số gần 60 trường hợp được xác nhận ở các nước thuộc Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, các dữ liệu này còn rất hạn chế và dễ bị sai lệch. Hiện có chưa đến 250 trường hợp mắc biến thể này trên toàn thế giới, và phần lớn trong số đó đến từ Nam Phi - nơi dân số trẻ hơn mức trung bình nên có thể có miễn dịch tốt hơn trước dịch bệnh. Nói rõ hơn, nếu Omicron thật sự trở thành biến thể siêu truyền nhiễm, nhưng lại có các triệu chứng nhẹ hơn so với các biến thể khác, thì đây có thể là một điều tốt. Tuy nhiên, nếu nó cũng lan truyền nhanh hơn Delta, đây lại là một tin tuyệt vời khác.

Theo chuyên gia Samuel Scarpino của Viện Phòng chống Đại dịch của Quỹ Rockefeller, khi hai biến thể lưu hành song song, biến thể lây nhiễm cho nhiều người nhanh hơn sẽ có xu hướng chiếm ưu thế. Biến thể đó giành chiến thắng bởi vì nó sao chép nhanh hơn trong vật chủ con người, có khả năng thoát miễn dịch và lây lan hiệu quả hơn. Điều này nghe có vẻ đáng sợ, vì sau một trận chiến dài hơi với virus, không ai muốn mình tái nhiễm. Tuy nhiên, một biến thể không đi kèm với nguy cơ mắc các triệu chứng mãn tính hoặc không buộc phải dùng tới máy thở có thể không phải là một điều tồi tệ như vậy.

Bà Elizabeth Halloran - nhà thống kê sinh học tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson cho biết: “Nếu nó có thể tránh được miễn dịch sinh ra từ vaccine, nhưng cuối cùng lại thực sự gây ra bệnh ít nghiêm trọng hơn, thì đó có lẽ là một bước đi đúng hướng”.

Còn viễn cảnh không xán lạn thì sao?

Một nhược điểm có thể xảy ra đối với “một Omicron siêu lây nhiễm và ít gây bệnh nghiêm trọng” là những người mắc phải nó sẽ không được bảo vệ nhiều về sau, chuyên gia Scarpino cho hay. Theo The Atlantic , lý do là vì các trường hợp mắc COVID-19 nhẹ có thể khiến hệ thống miễn dịch tạo ra ít kháng thể hơn ở các ca bệnh nghiêm trọng hơn. Đây có thể là một tin xấu hoặc có thể đó chỉ là một sự đánh lạc hướng tạm thời khỏi biến thể Delta.

Cuối cùng, ảnh hưởng của Omicron đối với diễn biến của đại dịch sẽ được xác định thông qua ba yếu tố: khả năng lây truyền; mức độ né tránh các hệ thống phòng thủ miễn dịch hiện có ở con người; và độc lực - hay mức độ nghiêm trọng của bệnh mà nó gây ra.

Theo PLO

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.