Kích hoạt bộ ba hạt nhân để trở thành siêu cường

Lực lượng Lục quân, Hải quân và Không quân Nga đang trên đường trở thành vị trí số một thế giới nhờ trang bị vũ khí hạt nhân chiến lược.

Theo kế hoạch đã được phê duyệt, 12 Gumo (cơ quan tổng cục Bộ Quốc phòng Nga chịu trách nhiệm về an ninh hạt nhân và hỗ trợ kỹ thuật hạt nhân) sẽ bàn giao và cung cấp các mẫu vũ khí đặc biệt cho lực lượng Lục quân, Không quân và các đơn vị Hải quân chống lại các mối đe doạ hạt nhân.

Trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhân, chúng ta cùng xác định xem lực lượng nào và vũ khí gì sẽ tạo thành lá chắn vô hình đảm bảo cho Nga an toàn trước những mối đe dọa.

kich hoat bo ba hat nhan de tro thanh sieu cuong

“Bộ ba hạt nhân” chiến lược bảo vệ Nga khỏi các mối đe dọa hạt nhân.

Đầu tiên là lực lượng hạt nhân chiến lược trang bị cho Không quân. Các thiết bị bay chủ yếu mang vũ khí hạt nhân đó là các máy bay Tu-160, Tu-22M3, Tu-95MS. Khả năng tấn công của máy bay ném bom này được bảo đảm bởi bom hạt nhân chiến thuật cũng như tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

Chúng đang được chú ý đặc biệt trong thời gian gần đây khi tham gia không kích tiêu diệt IS ở Syria.

Gần đây Lực lượng hàng không vũ trụ Nga được trang bị tên lửa hành trình Kh-102 mang đầu đạn hạt nhân thuộc loại “không đối đất” với sức công phá của đầu đạn lên tới hơn 30 kiloton.

Hiện nay các thông tin về chúng vẫn đang được giữ bí mật và được biết chúng gần như “vô hình” trước radar của đối phương và tiêu diệt mục tiêu một cách chính xác.

Trong trường hợp cần thiết, Kh-102 có thể được lắp đặt trên các máy bay ném bom chiến lược trên. Hiện nay vẫn chưa rõ loại tên lửa này trang bị cho Tu-22M3 như thế nào, các cuộc tập trận thử nghiệm vẫn đang tiếp tục và sau khi thử nghiệm xong sẽ tiến hành lắp đặt tên lửa và các hệ thống điều khiển đồng thời đồng bộ chúng.

Tiếp theo là các thành phần của Hải quân, lực lượng này sẽ được trang bị các loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các loại tên lửa chiến thuật khác.

Theo một số nguồn tin tàu ngầm hạt nhân “St. George the Victor” và tàu ngầm hạt nhân chiến lược “Bryansk” sẽ tiến hành phóng tên lửa đạn đạo ở trường bắn “Chizha” và “Kura”.

Chúng sẽ thực hiện phóng các tên lửa với biệt danh “sát thủ siêu hạng” R-29R và R-29RMU2 “Sineva”. Tên lửa cải tiến R-29RMU2 là phiên bản hiện đại hoá gần như hoàn toàn của R-29R.

So với phiên bản cũ “Sineva” khác biệt ở chỗ có khả năng “miễn dịch” đối với xung điện từ, hệ thống phòng thủ tên lửa và được trang bị 4 đầu đạn công suất trung bình cùng với 10 đầu đạn công suất nhỏ.

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng R-29RMU2 sẽ phục vụ trong lực lượng hạt nhân của Hải quân đến năm 2030. Tên lửa R-29R sẽ lần lượt được thay thế trong thời gian sắp tới, nhưng bằng loại tên lửa nào vẫn đang được phát triển bí mật. Cần chú ý rằng, cách đây không lâu các nhà khoa học Nga đã cho ra mắt 2 tên lửa mới được phóng thành công.

Thời gian tới, trong tổng số 67 tàu ngầm và tàu chiến mặt nước sẽ cùng tham gia vào cuộc tập trận chung, bao gồm cả tàu tên lửa “Dagestan”, sẽ tiến hành bắn “Kalibr” từ biển Caspian.

Trong thành phần hạt nhân của Lục quân được tranh bị rất rất nhiều loại vũ khí hạt nhân chiến lược.

Theo kế hoạch cuộc tập trận sẽ có sự tham gia khoảng 330 trang thiết bị của lực lượng tên lửa chiến lược. Trong đó hệ thống tên lửa di động “Topol-M” sẽ rất được chú ý.

Bên cạnh “Topol-M” trong kế hoạch còn có tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch-chiến thuật “Iskander-M” sẽ tổ chức phóng ở trường bắn “Kapustin Yar”. Kết quả của cuộc tập trận, thử nghiệm là cơ sở đẻ cơ quan 12 Gumo xác đúng việc cung cấp hệ thống liên lạc, hệ thống điều khiển đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Theo một số nguồn tin trong kế hoạch tập trận lần này sẽ có sự tham gia khoảng 11.700 binh sĩ cùng với khoảng 200 xe chiến đấu bọc thép, 330 bệ phóng tên lửa chiến lược , 90 máy bay, 67 tàu ngầm và tàu chiến mặt nước , trong đó có 7 tàu ngầm mang tên lửa chiến lược.

Cuộc tập trận chung lần này có sự tham gia của các loại vũ khí mới nhất của Nga, chúng sẽ kết hợp với các loại vũ khí cũ cùng thực hiện các nhiệm vụ.

Hiên nay ba lực lượng chiến lược này của Nga vẫn không ngừng được hiện đại hóa và hiện đại hóa một cách toàn diện. Sức mạnh của các lực lượng ngày càng được cũng cố và đã chứng minh được trong thực tế.

Đây là điều kiện cần để Nga trở lại vị trí lãnh đạo của mình và bảo vệ vững chắc an ninh đất nước đồng thời bảo đảm ổn định tình hình thế giới.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.