Trang trại - "Gậy ông đập lưng ông"

Ít nhất phải cho thu nhập mỗi năm 500 triệu đồng trở lên, các mô hình kinh tế tổng hợp mới được cấp giấy chứng nhận trang trại. Đây là yêu cầu mới của thông tư 27 quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại của bộ NNPTNT… Quy định này dẫn tới một thực tế là nhiều mô hình có thể cho thu nhập tiền tỉ sau một chu kỳ sản xuất vài 3 năm nhưng vẫn không phải là trang trại. Hệ quả người sản xuất phải đứng ngoài các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại, quyền lợi mà lẽ ra họ phải được hưởng.

Mô hình kinh tế tổng hợp của ông Phan Xuân Hiển ở xóm 2 - xã Hương Trạch, huyện Hương Khê có tổng diện tích 19 ha. Ông Hiển trồng keo lá tràm, trồng gió trầm, cây ăn quả, đào ao thả cá và chăn nuôi bò đàn. Phải mất 5 năm, những rừng keo trị giá hàng tỉ đồng mới có thể thu hoạch, phải mất 10 đến 15 năm, cây dó trầm mới có thể bán. Ngay cả đàn bò cũng cần 2 đến 3 năm mới có thể xuất chuồng. Trong khi chờ đợi kết thúc chu kỳ cây trồng vật nuôi, ông Hiển chỉ có thể duy trì sản xuất với nguồn thu nhập từ các sản phẩm ngắn ngày như cá, cây ăn quả. Lẽ dĩ nhiên những sản phẩm này không thể cho thu nhập lên tới 500 triệu đồng một năm. Theo quy định của thông tư 27, mô hình kinh tế của ông Hiển không được cấp giấy chứng nhận trang trại.

Áp dụng theo quy định của thông tư 27, huyện Hương Khê chỉ còn 28 mô hình kinh tế đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận trang trại. Trong khi trước đó, theo thông tư 69 và thông tư 74 liên bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn và Tổng cục thống kê thì Hương Khê có đến 800 trang trại
Áp dụng theo quy định của thông tư 27, huyện Hương Khê chỉ còn 28 mô hình kinh tế đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận trang trại. Trong khi trước đó, theo thông tư 69 và thông tư 74 liên bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn và Tổng cục thống kê thì Hương Khê có đến 800 trang trại

Điều mâu thuẫn ở chỗ: khi kết thúc chu kỳ sản xuất, mô hình ông Hiển có thể cho thu nhập hàng tỉ đồng. Con số này chia bình quân cho các năm trong chu kỳ thì mỗi năm vẫn có thể đạt trên 500 triệu. Thế nhưng, nếu yêu cầu năm nào cũng phải có thu nhập trên 500 triệu như thông tư 27 thì ông Hiển và rất nhiều người làm trang trại ở Hương Khê đành bó tay.

Áp dụng theo quy định của thông tư 27, huyện Hương Khê chỉ còn 28 mô hình kinh tế đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận trang trại. Trong khi trước đó, theo thông tư 69 và thông tư 74 liên bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn và Tổng cục thống kê thì Hương Khê có đến 800 trang trại.

Sự sụt giảm từ 800 trang trại xuống 28 trang trại không chỉ là một phép thống kê đơn thuần vì phía sau mỗi tờ giấy chứng nhận trang trại là quyền lợi sát sườn mà các hộ sản xuất được hưởng từ chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại.

Ông Lê Trần Sáng – Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê nêu ví dụ: nếu được cấp chứng chỉ trang trại, các hộ sản xuất sẽ được hỗ trợ 30% kinh phí lập hồ sơ đo vẽ bản đồ địa chính, phí và lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được hỗ trợ kinh phí phòng các loại dịch bệnh nguy hiểm, hỗ trợ tập huấn đào tạo… theo các chính sách của UBND tỉnh. Đây là những khoản hỗ trợ không hề nhỏ.

Anh Cao Việt Long, một hộ sản xuất ở xã Hương Trạch nói thẳng: người sản xuất không cần một tờ giấy chứng nhận trang trại để treo trong nhà. Cái họ cần chính là sự hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế trang trại theo quy định. Chẳng hạn, khi được hỗ trợ kinh phí đo vẽ bản đồ địa chính, chủ trang trại mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đây chính là cơ sở để vay vốn mở rộng sản xuất…

Vậy nhưng với những quy định cứng nhắc về mặt văn bản, rất nhiều mô hình kinh tế quy mô lại phải đứng ngoài danh mục được hưởng chính sách hỗ trợ. Cho dù trên thực tế tổng thu nhập sau mỗi chu kỳ sản xuất của các mô hình thừa tiêu chuẩn để được gọi là trang trại. Rõ ràng tiêu chí mới về trang trại đang trói buộc sự phát triển của mô hình kinh tế trang trại.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast