Hà Tĩnh: Hơn 1.780 ha lúa xuân đổ rạp sau mưa lớn, gió lốc

(Baohatinh.vn) - Mưa lớn kèm theo gió lốc những ngày vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp tại Hà Tĩnh, khiến hơn 1.780 ha lúa xuân đang trong giai đoạn chín sáp bị đổ ngã.

bqbht_br_img-9562-copy.jpg
Các diện tích lúa bị đổ ngã giai đoạn chín sáp sẽ ảnh hưởng tới năng suất cuối vụ.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh, đợt mưa lớn kéo dài kèm theo gió lốc xảy ra những ngày vừa qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là cây lúa. Tính đến 17h chiều 11/5, hơn 1.780 ha lúa bị đổ ngã, tập trung chủ yếu tại các huyện: Hương Sơn gần 400 ha, Can Lộc gần 270 ha, Thạch Hà hơn 250 ha, TP Hà Tĩnh hơn 150 ha…

Điều đáng lo ngại là phần lớn diện tích lúa bị ảnh hưởng đang trong giai đoạn phát triển quan trọng, từ ngậm sữa đến chín sáp. Tình trạng lúa đổ ngã ở thời điểm này tiềm ẩn nguy cơ giảm năng suất, ảnh hưởng đến chất lượng lúa cuối vụ và gây khó khăn lớn cho công tác thu hoạch.

bqbht_br_va.jpg
Lúa xuân năm nay sinh trưởng khá đồng đều, trổ bông tập trung và đang ở giai đoạn chín sáp.

Tại huyện Thạch Hà, một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng, mưa lớn kết hợp với gió mạnh đã làm đổ rạp hơn 250 ha lúa xuân, phân bố ở các xã Hồng Lộc, Lưu Vĩnh Sơn, Phù Lưu… Trước tình hình đó, UBND huyện Thạch Hà đã kịp thời chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp chặt chẽ với chính quyền các xã khẩn trương kiểm tra, đánh giá cụ thể mức độ thiệt hại trên từng loại cây trồng.

Ông Võ Tá Bình - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường kiêm Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Thạch Hà cho biết, địa phương đang tập trung hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật ứng phó kịp thời. Các giải pháp trọng tâm bao gồm: khơi thông dòng chảy để tiêu úng nhanh những diện tích còn bị ngập nước; đồng thời, tùy theo tình hình cụ thể của từng chân ruộng, đưa ra khuyến cáo phù hợp nhằm giúp cây lúa phục hồi, giảm thiểu tối đa tổn thất.

bqbht_br_fdc257c4f675442b1d64-copy.jpg
Hơn 150 ha lúa trên địa bàn TP Hà Tĩnh bị đổ ngã do mưa lớn kèm gió lốc gây ra.

Tại TP Hà Tĩnh, mưa kèm gió lớn trong những ngày qua cũng đã gây đổ ngã hơn 150 ha lúa. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở các xứ đồng ven làng, những khu vực đón hướng gió chính và nơi lúa tốt, mập cây, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng. Ông Trần Văn (thôn Đoài Phú, xã Tượng Sơn, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Gia đình tôi có 6 sào lúa, rất may phần lớn đã chín trên 80%. Tôi đã chủ động liên hệ máy gặt, chỉ chờ trời ngớt mưa là thu hoạch ngay, chứ để ngoài đồng thêm ngày nào là thêm lo ngày ấy”.

Ngay sau khi nắm bắt tình hình thiệt hại và trước diễn biến thời tiết còn phức tạp, UBND TP Hà Tĩnh đã nhanh chóng ban hành văn bản chỉ đạo các xã, phường và đơn vị liên quan. Thành phố yêu cầu huy động tối đa nhân lực, phương tiện để hỗ trợ bà con nông dân khắc phục hậu quả. Đặc biệt, các địa phương cần căn cứ vào thủy triều để mở cống, tràn, tiêu thoát nước nhanh nhất có thể, nhất là tại khu vực tràn Cầu Sú (phường Trần Phú), đảm bảo ruộng khô ráo sớm để thu hoạch kịp thời. Lãnh đạo thành phố cũng phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở, phối hợp cùng địa phương chỉ đạo và hỗ trợ nông dân ứng phó hiệu quả với tình hình thời tiết bất lợi.

Theo đánh giá chung từ các địa phương, lúa xuân năm nay sinh trưởng khá đồng đều, trổ bông tập trung và chủ yếu đang ở giai đoạn chín sáp. Tuy nhiên, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến cực đoan, đặc biệt là hiện tượng dông lốc vào cuối vụ, đang đe dọa nghiêm trọng đến năng suất lúa của bà con nông dân. Điển hình là trận mưa kèm theo gió mạnh, dông lốc xảy ra trong các những ngày vừa qua.

bqbht_br_img-9569-copy.jpg
Hơn 1.780 ha lúa trên địa bàn tỉnh bị đổ ngã, ngành chuyên môn đã chỉ đạo bà con bám sát diễn biến thời tiết để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Ông Nguyễn Tống Phong - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh (Sở Nông nghiệp và Môi trường) khuyến cáo: “Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, trong những ngày tới, trên địa bàn tỉnh có khả năng tiếp tục xảy ra mưa vừa, mưa to và dông. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại về năng suất, chất lượng đối với các loại cây trồng vụ xuân, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, đôn đốc người dân thường xuyên theo dõi sát diễn biến thời tiết để chủ động các biện pháp ứng phó kịp thời. Cần tập trung khơi thông dòng chảy để giảm thiểu tình trạng ngập úng cục bộ, tránh ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng”.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh đặc biệt lưu ý: “Đối với các diện tích lúa bị đổ ngã, hướng dẫn bà con tiến hành dựng cây, buộc từ 4-5 khóm lúa để lúa tiếp tục tích lũy chất khô vào hạt, hạn chế tỷ lệ lúa bị hỏng hoặc nảy mầm, qua đó giảm thiểu thiệt hại năng suất. Đối với những diện tích lúa đã chín, bà con cần tranh thủ thời tiết thuận lợi để tổ chức thu hoạch nhanh gọn nhằm hạn chế thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra do thời tiết”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.
Mùa vải thiều trĩu quả ở Kỳ Hoa

Mùa vải thiều trĩu quả ở Kỳ Hoa

Vải thiều được biết đến là loại trái cây đặc sản ở miền Bắc. Tuy nhiên, những năm gần đây, cây vải đã khẳng định được chỗ đứng trên vùng đất nắng gió xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Bí quyết chăn nuôi dê khỏe mạnh, nhanh lớn

Bí quyết chăn nuôi dê khỏe mạnh, nhanh lớn

Với đặc tính dễ nuôi, sức đề kháng tốt, nguồn thức ăn dễ kiếm, thời gian qua chị Hồ Thị Nhi ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên đã đầu tư mô hình nuôi dê và bước đầu mang lại hiệu quả.
Rộn ràng thu hoạch nho hạ đen ở Nghi Xuân

Rộn ràng thu hoạch nho hạ đen ở Nghi Xuân

Những vườn nho hạ đen tại hợp tác xã Nga Hải (xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã bước vào vụ thu hoạch. Đây là cây trồng mới,  có giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nhờ áp dụng quy trình chăm sóc theo hướng thâm canh phù hợp, sử dụng bộ giống chủ lực, các vùng sản xuất lạc xuân tại Hà Tĩnh đã bắt đầu cho thu hoạch với nhiều tín hiệu tích cực.
Người đàn ông 25 năm cuốc nhựa thông trong đêm

Người đàn ông 25 năm cuốc nhựa thông trong đêm

Tôi là Phạm Đăng Bình (61 tuổi), ở thôn Mỹ Trung, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Năm 2000, tôi xin nghỉ làm bảo vệ rừng tại BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và bắt đầu nghề cuốc (khai thác) nhựa thông.
An toàn cho chăn nuôi nhỏ lẻ: "Bịt hang mối" hay xử lý từ bên trong?

An toàn cho chăn nuôi nhỏ lẻ: "Bịt hang mối" hay xử lý từ bên trong?

Chăn nuôi nhỏ lẻ vốn chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn ở các tỉnh, thành hiện nay. Song, chăn nuôi nhỏ lẻ lại đang là nỗi đau đầu của các cơ quan quản lý. Những quy kết về sự thiếu ý thức của người nuôi là có căn cứ nhưng để thiết lập ý thức bằng các giải pháp quản lý thì hầu như lại đang bỏ ngỏ.
"Lợi ích kép" của máy cuốn rơm

"Lợi ích kép" của máy cuốn rơm

Việc thu gom rơm bằng máy không chỉ giảm được công lao động mà còn là giải pháp hữu hiệu giúp tận dụng phế thải sau thu hoạch, hạn chế được tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường ở Hà Tĩnh.