Chế biến sâu lươn không bùn để nâng tầm sản phẩm

(Baohatinh.vn) - Từ trăn trở nâng cao giá trị của lươn không bùn, ông Nguyễn Minh Hà (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư và phát triển sản phẩm lươn sấy đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Sau nhiều năm vất vả bươn chải ở miền Nam, năm 2021, ông Nguyễn Minh Hà (SN 1970, thôn 5, xã Châu Bình, Hương Sơn) trở về quê nhà sinh sống. Quyết tâm làm giàu trên quê hương, đầu năm 2022, ông đã mạnh dạn đầu tư gần 600 triệu đồng để cải tạo khu vườn gia đình, xây dựng hệ thống 10 bể nuôi lươn hiện đại, trang bị bể lọc nước giếng khoan... ấp ủ khát vọng phát triển kinh tế từ lươn không bùn.

bqbht_br_z6475008366950-2c0e6ecd79f40306884e3e0c89227321.jpg
bqbht_br_z6475008383201-53debf98ce8291f31eecc14ae76f7638.jpg
Hiện tại, ông Hà đã có 10 bể nuôi với hơn 20.000 con lươn đang phát triển khỏe mạnh.

Ông Hà chia sẻ: “Khi làm việc ở miền Nam, tôi đã có dịp đi thăm nhiều mô hình nuôi lươn không bùn của người dân địa phương. Chứng kiến sự phát triển kinh tế đầy tiềm năng từ mô hình này, trong tôi đã nhen nhóm khát vọng, ý tưởng về việc mang mô hình về quê hương”.

Quyết tâm hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp với mô hình nuôi lươn không bùn, ông Hà đã tìm kiếm nguồn cung con giống chất lượng tại các địa bàn như Đức Thọ, TX Hồng Lĩnh. Sau quá trình tìm hiểu, ông quyết định chọn mua lươn giống loại có kích cỡ khoảng 500 con/kg. Theo kinh nghiệm của ông, lươn ở giai đoạn này đã đủ lớn để có thể chuyển sang ăn cám, đồng thời cũng vừa tầm để dễ dàng chăm sóc và quản lý trong môi trường nuôi mới.

bqbht_br_z6475008370114-72f47959dbfadf231712ff20ee10a1c4.jpg
Mỗi năm, cơ sở của ông Hà thu hoạch được khoảng 3,5 - 4 tấn lươn thịt.

Sau 3 năm kiên trì và tâm huyết với mô hình nuôi lươn không bùn, hiện tại, ông Hà đã có 10 bể nuôi với hơn 20.000 con lươn đang phát triển khỏe mạnh. Chia sẻ về hành trình này, ông cho biết: “Sau vụ nuôi ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ, đến nay, tôi đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm thực tế. Điều quan trọng nhất trong nuôi lươn không bùn là phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguồn nước, đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ. Thức ăn cũng cần được lựa chọn kỹ càng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lươn. Bên cạnh đó, việc quan sát và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của lươn cũng rất quan trọng để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh thiệt hại. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật và luôn học hỏi, cải tiến, đàn lươn của tôi phát triển khá tốt, ít dịch bệnh và cho năng suất ổn định hơn trước rất nhiều.”

Hiện nay, lươn của gia đình ông Hà đang được xuất bán chủ yếu ở địa phương, một số huyện trong tỉnh và Nghệ An. Mỗi năm, cơ sở thu hoạch được khoảng 3,5 - 4 tấn lươn thịt, với giá bán khoảng 120 nghìn đồng/kg, đem lại doanh thu gần 500 triệu đồng.

bqbht_br_fghgs.jpg
bqbht_br_z6475008380858-7d8550c9137fe321f39610cba4cf52c8.jpg
Sau khi sơ chế, tẩm ướp kỹ càng, lươn được ông Hà đưa vào máy sấy với nhiệt độ phù hợp.

Không dừng lại ở thành công bước đầu với lươn thịt, ông Hà đã nhen nhóm ý tưởng chế biến sâu các sản phẩm từ lươn, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế và mở rộng thị trường tiêu thụ. Chính từ trăn trở và tâm huyết đó, vào giữa năm 2023, ông đã bắt đầu tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp chế biến, đặc biệt là cách làm món lươn sấy, một sản phẩm mang đến sự khác biệt và tiện lợi cho người tiêu dùng.

"Khi bắt tay vào ấp ủ sản phẩm lươn sấy, tôi trăn trở rất nhiều về khâu tẩm ướp gia vị. Làm sao để miếng lươn sau khi sấy vẫn giữ được hương vị đặc trưng, thơm ngon, đồng thời đạt được độ dai vừa phải, không bị khô cứng hay bở vụn? Tôi đã mày mò thử nghiệm nhiều công thức từ các loại nguyên liệu như tỏi, ớt… Đồng thời, lắng nghe ý kiến của người thân, bạn bè để từng bước hoàn thiện hương vị. Quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và cả những thất bại để rồi tìm ra được bí quyết riêng, tạo nên sản phẩm lươn sấy mang đậm dấu ấn của mình và chinh phục được khẩu vị của người tiêu dùng" - ông Hà chia sẻ.

bqbht_br_xgd.jpg
Sản phẩm lươn sấy của ông Nguyễn Minh Hà đạt độ khô vừa phải mà vẫn giữ được dưỡng chất.

Không chỉ dày công nghiên cứu bí quyết tẩm ướp để tạo nên hương vị đặc trưng cho lươn sấy, ông Hà còn đầu tư vào cơ sở vật chất, trang bị các loại máy móc phục vụ quy trình sản xuất. Theo đó, ông đã đầu tư máy sấy chuyên dụng giúp lươn đạt độ khô vừa phải mà vẫn giữ được dưỡng chất. Cùng đó, mua sắm thêm các loại tủ đông, máy hút chân không… nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự đầu tư bài bản này thể hiện tầm nhìn dài hạn và quyết tâm mang đến thị trường sản phẩm lươn sấy chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Cũng nhờ đó, tháng 3 vừa qua, sản phẩm đã được công nhận OCOP 3 sao.

Được biết, trung bình 1kg thịt lươn tươi sẽ cho thành phẩm 200gram thịt lươn sấy. Hiện tại, sản phẩm lươn sấy đang được cơ sở xuất bán với giá 220-240 nghìn đồng/hộp 200gram. Mặc dù sở hữu chất lượng tốt và hương vị đặc trưng nhưng đây vẫn là một sản phẩm còn khá mới mẻ trên thị trường.

bqbht_br_z6475062275555-970790e18c357888d138d4807c8ba080.jpg
Ông Hà mong muốn trong thời gian tới, sản phẩm lươn sấy tiếp tục được quảng bá rộng rãi hơn.

Chia sẻ về điều này, ông Hà bày tỏ: “Dù tin tưởng vào chất lượng sản phẩm nhưng tôi nhận thấy việc quảng bá và giới thiệu lươn sấy đến với người tiêu dùng vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, tôi sẽ cố gắng quảng bá sản phẩm để người tiêu dùng có thể biết đến và trải nghiệm món lươn sấy độc đáo này, từ đó, góp phần khẳng định thương hiệu và mở rộng thị trường cho sản phẩm quê hương”.

Lươn sấy Minh Hà là sản phẩm chế biến từ lươn đầu tiên của huyện Hương Sơn vinh dự đạt chứng nhận OCOP, khẳng định bước tiến mới trong việc nâng cao giá trị nông sản địa phương. Đây là sản phẩm độc đáo, có hương vị thơm ngon đặc trưng. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ nhằm giúp sản phẩm tiếp tục phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ…

Ông Nguyễn Song Hào – Phó Chủ tịch UBND xã Châu Bình

Video: Quy trình sản xuất sản phẩm lươn sấy Minh Hà (video do cơ sở cung cấp).

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đọc thêm

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.