Xây dựng phương án neo đậu cho gần 6.000 tàu thuyền trong mùa mưa bão
Trước thực trạng trên số lượng tàu thuyền ngày một tăng, trong khi các âu tránh trú bão không đáp ứng được nhu cầu, cửa lạch bị bồi lắng... Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng phương án neo đậu an toàn trong mùa mưa bão.
Nhiều cửa lạch bị bồi lắng, âu trú bão quá tải khó khăn cho tàu thuyền neo đậu tránh trú bão
Toàn tỉnh hiện có 5.871 tàu cá và 15.951 lao động trực tiếp trên biển. Trong đó, chiếm phần lớn là tàu cá thủ công và tàu cá công suất dưới 20CV với 4.064 chiếc, hoạt động trong ngày tại vùng biển ven bờ Hà Tĩnh. Tàu cá công suất từ 20CV trở lên có 1.807 chiếc, hoạt động chủ yếu tại vùng lộng và vùng khơi từ Quảng Ninh đến Bình Thuận.
So với số lượng tàu, hiện các âu tránh trú bão không thể đáp ứng được yêu cầu đảm bảo về an toàn cho người và tàu thuyền. Toàn tỉnh có 4 cửa lạch thì 3 lạch Cửa Sót (Lộc Hà), Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) và Cửa Khẩu (TX Kỳ Anh) đã bị lắng cạn, gây khó khăn cho tàu ra vào.
Khi có bão xẩy ra, khoảng 5.600 tàu cá về trú đậu tại Hà Tĩnh, chiếm 95% tàu cá trên toàn tỉnh
Ông Nguyễn Tông Thắng – Phó Chi cục Thủy sản cho biết: "Qua theo dõi hàng năm, khi có bão xẩy ra, hầu hết tàu cá về trú đậu tại Hà Tĩnh, khoảng 5.600 chiếc, chiếm 95% tàu cá trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay, tiến độ xây dựng khu neo đậu tránh trú bão Cửa Khẩu - Kỳ Hà và Cửa Hội - Xuân Phổ đang thi công dang dở, kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng rất lớn đến việc tàu thuyền ra vào tránh trú bão."
Khi xẩy ra mưa bão, áp thấp nhiệt đới, các thuyền cỡ nhỏ ở vùng bãi ngang được đưa lên bờ
Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường. Cơn bão số 3 xẩy ra trong tháng 7 cũng là dấu hiệu bất thường cần phải chủ động ứng phó. Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, năm 2018 có 12 – 13 cơn bão, trong đó có 3 – 4 cơn ảnh hưởng đến Vịnh Bắc bộ.
Trước thực trạng trên, để bảo bảo an toàn cho người và tàu cá, ông Lê Đức Nhân – Phó Giám đốc Sở NN-TNT cho biết: Tiểu ban An toàn nghề cá Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng phương án neo đậu tàu thuyền khi có bão xẩy ra. Theo đó, những tàu thuyền nhỏ hoạt động vùng ven bờ sẽ huy động các tổ đồng quản lý, cộng đồng ngư dân tập trung kéo lên bờ. Đối với các địa phương có tàu công suất lớn sẽ được bố trí tại các khu neo đậu và di chuyển sang các vùng khác đảm bảo an toàn khi có bão từ cấp 10 trở lên.
Các tàu có công suất lớn ở Nghi Xuân sẽ được hướng dẫn neo đậu tại khu vực dọc sông Lam.
Cụ thể: Tàu công suất lớn ở xã Xuân Hội (Nghi Xuân) sẽ được hướng dẫn neo đậu khu vực dọc sông Lam; các tàu của xã Thạch Kim, Thạch Bằng (Thạch Hà) di chuyển lên cầu Hộ Độ, cầu Cày; tàu cá ở huyện Cẩm Xuyên vào tại Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng hoặc dọc sông Quèn, sông Rác... Riêng khu vực thị xã Kỳ Anh thì có thể cho tàu thuyền vào Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Danh, tỉnh Quảng Bình...
Cũng theo ông Nhân, việc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn đã được các địa phương xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng. Hiện tại, các huyện ven biển đã bố trí 80 tàu thuyền có công suất từ 50 – 90 CV trở lên và mỗi xã ven biển thành lập một đội từ 25 – 30 người hỗ trợ ngư dân kéo tàu lên bờ khi có bão, áp thấp.
Hữu Trung
{name} - {time}
Các tin đã đưa
Kế hoạch phát triển KT- XH phải lồng ghép cả phòng chống thiên tai
Rùng mình qua cầu hẹp, đường “nát như tương” ở Lộc Yên
Lộc Yên gian nan thực hiện tiêu chí giao thông
Vinamilk 2 năm liên tiếp lọt vào TOP 10 công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất Việt Nam
Hà Tĩnh “tuyên chiến” với hành vi khai thác hải sản hủy diệt
“Chạy đua” với lũ, Hương Khê đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm
Đường điện “thả rông”, hiểm nguy rình rập hàng chục hộ dân!
Vinamilk sẽ sản xuất sản phẩm phục vụ riêng cho Vietnam Airline
Phát triển nuôi tôm trên cát ở xã... “Hàn Quốc”
Kiên quyết xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài