Làm lại cuộc đời sau 2 lần "bóc lịch"

(Baohatinh.vn) - Trở về với gia đình sau khi chấp hành xong hình phạt tù, ông Lê Cao Lương (SN 1960, tổ dân phố 6, phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh) quyết tâm làm lại cuộc đời và đã trở thành điển hình trong tái hòa nhập cộng đồng.

lam lai cuoc doi sau 2 lan boc lich

Ông Lê Cao Lương với trang trại tổng hợp mỗi năm cho thu nhập từ 50-60 triệu đồng.

“Hai lần vi phạm pháp luật phải vào tù đủ để trả giá cho những gì mà mình phạm phải. Làm lại cuộc đời, không ai khác mà chính mình phải tự đứng lên” - ông Lương chia sẻ. Trò chuyện với chúng tôi, ông không còn ngại ngùng mà khá cởi mở khi kể về quá khứ lầm lỗi.

Đầu năm 1995, ông Lương phạm tội cưỡng đoạt tài sản công dân, bị Tòa án nhân dân TX Hồng Lĩnh kết án 2 năm tù giam và thụ án tại trại giam Đông Sơn (tỉnh Quảng Bình). Cuối năm 1997, chấp hành xong bản án, ông trở về địa phương, điều kiện gia đình lúc đó rất khó khăn, không có việc làm, không vốn làm ăn. Trong tình cảnh bế tắc, bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê, tháng 10/1999, ông Lương lại bị bắt về tội trộm cắp tài sản và phải chịu mức án 6 năm tù giam.

“Thương con đang tuổi ăn học mà không ai kèm cặp và được cán bộ trại giam giáo dục, tôi đã nhận thức được sai lầm của mình. Từ đó, tôi quyết tâm cải tạo thật tốt, mong được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Nhờ đó, tôi đã được giảm án với thời gian 10 tháng và đến tháng 12/2004, tôi được đặc xá tha tù trước thời hạn” - ông Lương chia sẻ.

Trở về địa phương với sự mặc cảm, tự ti luôn bủa vây, thế nhưng, được sự quan tâm, động viên của người thân, chính quyền địa phương, ông đã vượt qua khó khăn, quyết tâm làm lại cuộc đời, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Từ vốn kinh nghiệm ít ỏi về nghề làm đá, ngày qua ngày, ông Lương luôn cần cù, chịu khó làm việc. Mặc dù tiền công không cao nhưng ông cảm thấy hài lòng và hạnh phúc vì đó là đồng tiền công lương thiện kiếm được từ mồ hôi, công sức của bản thân.

Sau một thời gian làm thuê, tích lũy được ít vốn và vay thêm anh em, bạn bè, ông mạnh dạn đầu tư máy xay đá phục vụ người dân trên địa bàn và khu vực lân cận. Năm 2008, các mỏ đá ở khu vực Hồng Lĩnh phát triển mạnh, nhiều người đầu tư máy xay lớn, mô hình của ông hoạt động không hiệu quả nên ông quyết định chuyển hướng làm ăn.

Mua lại trang trại trồng lúa kết hợp nuôi cá, vịt ở khu vực Đồng Sơn với diện tích 15 sào, ông Lương mạnh dạn vay ngân hàng 50 triệu đồng để cải tạo trang trại, phát triển sản xuất. Ông dành 10 sào cấy lúa, còn 5 sào đào ao thả cá, chăn nuôi vịt, lợn... Năm 2010, khi lứa cá chuẩn bị cho thu hoạch thì bị lũ lụt cuốn trôi toàn bộ. Không nản chí, ông tiếp tục vay vốn đầu tư để phát triển mô hình. Đến nay, mô hình trang trại trồng lúa kết hợp nuôi cá của ông mỗi năm cho thu nhập từ 50-60 triệu đồng. Thời gian rảnh rỗi, ông đi làm thợ xây kiếm thêm thu nhập.

Ông Lương chia sẻ: “Tôi nhận thấy rằng, muốn vươn lên hòa nhập cuộc sống sau khi mãn hạn tù, rất cần nguồn động viên tinh thần lớn từ gia đình, hàng xóm, láng giềng và sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể địa phương để những người mắc lỗi lầm như tôi đỡ mặc cảm, tự ti, quyết tâm làm lại cuộc đời”.

Ông Lê Cao Lương với trang trại trồng lúa kết hợp nuôi cá, vịt, mỗi năm thu nhập từ 50-60 triệu đồng.

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.