Làm sao để thoát khỏi "bóng đè"?

Khi thấy toàn thân tê liệt, bạn cần cố gắng thư giãn, không nên lo sợ, di chuyển nhẹ, tạo tiếng động và tập trung thở thật đều.

Hiện tượng tê liệt khi ngủ hay dân gian còn gọi bóng đè, là khi cảm giác toàn thân bạn không thể di chuyển khi bắt đầu giấc ngủ hoặc khi thức dậy mặc dù tinh thần vẫn tỉnh táo.

Tình trạng này dễ khiến bạn sợ hãi, mất phương hướng, làm nghẹt thở, hạ nhịp tim, có thể kèm theo ảo giác giống như bạn đang bị kéo lê xung quanh. Tuy bạn nhận thức được cơ thể đang ngủ, nhưng không thể di chuyển hoặc mở miệng để nói.

Làm sao để thoát khỏi “bóng đè”?

Bóng đè không nguy hiểm về sức khỏe nhưng khá đáng sợ làm ảnh hưởng đến tâm lý. Ảnh: WLD

Khi bị bóng đè thường xuyên, một số cách dưới đây có thể giúp bạn khôi phục cảm giác và khả năng di chuyển:

- Di chuyển nhẹ: Cố gắng ngồi dậy khi bị bóng đè có thể là điều cực kỳ khó khăn. Do đó, bạn nên tập trung nỗ lực vào nhiều chuyển động nhỏ như vặn vẹo ngón chân hay nắm chặt bàn tay. Ngoài ra, bạn có thể cố gắng nhăn mặt như thể bạn đã ngửi thấy mùi hôi thối và lặp lại chuyển động vài lần để thoát khỏi tình trạng tê liệt.

- Tập trung vào hơi thở: Thở đều và tỉnh táo giúp duy trì trạng thái bình tĩnh cho đến khi tình trạng này kết thúc. Nếu bạn hoảng loạn sẽ làm tăng áp lực lên ngực gây ra tình trạng ảo giác như ai đó đè lên ngực mình.

- Tạo tiếng động: Bạn cần cố gắng tập trung vào cổ họng để nói ra vài từ. Điều này đặc biệt hữu ích nếu nằm cạnh với ai đó và họ sẽ đánh thức bạn. Ngoài ra, bạn có thể cố gắng ho khan để tự thoát khỏi tình trạng tê liệt này.

- Đầu hàng: Khi cảm thấy như bị ai đó lôi đi, hay đè xuống, việc cố gắng chống lại chỉ làm trầm trọng thêm và ảnh hưởng xấu đến tâm lý. Thay vào đó, bạn nên thư giãn và tự lặp lại trong đầu rằng “đây chỉ là ảo giác, tôi vẫn ổn”.

Trong 10 người thì sẽ có 4 người có thể trải qua tình trạng tê liệt khi ngủ, thường xảy ra ở lứa tuổi thiếu niên và có nguy cơ cao nếu người thân trong gia đình mắc chứng rối loạn này. Bóng đè thường xuất hiện khi bạn thiếu ngủ hoặc giấc ngủ bị rối loạn và thay đổi thường xuyên. Ngoài ra, những người lạm dụng thuốc cũng có nhiều khả năng mắc phải hiện tượng này.

Tê liệt khi ngủ không nguy hiểm nhưng khá đáng sợ. Để phòng tránh hiện tượng này, bạn cần ngủ nhiều hơn, khi ngủ nên nằm nghiêng. Trước khi ngủ, nên hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, thay vào đó là thư giãn như đọc sách, nghe nhạc. Bạn cần chú ý đến bữa ăn, không ăn quá nhiều vào ban đêm và có thể ghi lại trải nghiệm tê liệt để đưa ra phương pháp phòng tránh phù hợp.

Theo Bel marra Health/VNE

Đọc thêm

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ ngày mai (17/11), Hà Tĩnh khả năng có gió Đông Bắc mạnh cấp 3, cấp 4; nhiệt độ thấp nhất 20 độ C.
Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15
Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?
Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?